Trị ho bằng nước gừng
Nếu người bệnh bị ho xuất phát từ nguyên nhân do những cơn cảm cúm, cảm lạnh gây ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước gừng để nhanh chóng điều trị ho và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm.
Cách làm: Gọt vỏ, giã nhuyễn gừng. Cho và nồi nước và nấu sôi trong khoảng 10 phút. Sử dụng nước gừng tươi để uống vào buổi sáng.
Trị ho bằng gừng và đường phèn
Đây là cách trị ho có đờm rất hiệu quả. Bài thuốc gừng chưng đường phèn loại bỏ hàn khí, làm ấm bụng giúp đẩy lùi cơn ho lâu ngày.
Cách làm: Rửa sạch gừng, thái lát mỏng. Cho đường phèn và gừng đem hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 phút, để nguội là có thể dùng được.Mỗi ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần, sau 2 – 3 ngày cơn ho sẽ thuyên giảm.
Trị ho bằng gừng và mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Đây là nguyên liệu có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong vòm họng, giúp nhanh chóng giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng. Có thể nói gừng và mật ong sẽ là bộ đôi hoàn hảo để giúp cải thiện được bệnh ho hiệu quả.
Cách làm: Giã nhuyễn gừng và cho vào tách nước nóng. Sau đó cho thêm một thìa mật ong. Sử dụng nước trà gừng để uống vào mỗi buổi sáng để làm dịu họng, giảm ho.
Trị ho bằng gừng và muối
Gừng và muối được coi là bộ đôi hoàn hảo giúp tăng cường khả năng trị ho, vì muối có khả năng hoạt động trên lớp niêm mạc của cổ họng, chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
Cách làm: Gừng không gọt vỏ rửa sạch, giã nát. Cho muối nước đem đun nhỏ lửa cùng gừng cho đến khi chỉ còn ½ lượng nước so với ban đầu. Lọc lấy nước gừng muối uống hằng ngày khi còn ấm.
Quan tâm: Những loại rau và trái cây mùa thu tốt cho sức khỏe
Trị ho bằng gừng và chanh tươi
Cách trị ho bằng gừng, lá me, chanh tươi giúp làm dịu họng, ấm đường hô hấp từ đó làm giảm cơn ho nhanh chóng.
Cách làm: Đem lá me rửa sạch, gừng gọt vỏ thái lát mỏng. Cho lá me và gừng vào ấm nước đun sôi với 2 ly nước nhỏ, đến khi chỉ còn khoảng 1 ly nước là được. Tiếp đến cho đường, nước cốt chanh khuấy đều và sử dụng.