23 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29/03/24

Đau lưng mỏi gối tê tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì?

spot_imgspot_img

(Nangdep) Triệu chứng đau lưng mỏi gối tê tay là những biểu hiện thường xảy ra đồng thời cùng lúc, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân cần theo dõi các dấu hiệu, tần suất và mức độ của những triệu chứng này để kịp thời đi khám và được điều trị đúng cách.

1. Đau lưng mỏi gối tê tay có biểu hiện như thế nào?

Đau lưng mỏi gối tê tay là tổ hợp các triệu chứng đau nhức vùng lưng, đầu gối và tê bì hai tay. Bệnh nhân vì thế mà gặp nhiều khó khăn trong việc cử động, cầm nắm, xách hay mang vác đồ vật. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi.

Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình giúp nhận biết đau lưng mỏi gối tê tay:

  • Đau lưng:

  • Vùng lưng trên: có cảm giác khó chịu, đau nhói như bị dao đâm. Cơn đau có đặc điểm là xảy ra âm ỉ, từ dây thần kinh lan đến cột sống ngực, lồng ngực, cổ, vai, dạ dày, cánh tay, chi dưới. Đau lưng phần trên còn làm ảnh hưởng đến các cử động như xoay người, nâng hạ cánh tay. Càng lâu ngày cơn đau càng tăng nặng, kèm theo đó là biểu hiện tê ngứa, nóng ran;

  • Vùng lưng giữa: bệnh nhân cảm thấy đau buốt hoặc đau âm ỉ ở giữa lưng bên phải hoặc bên trái. Đôi khi cơn đau chạy dọc xương sống, đau quanh lồng ngực vài ngày, nếu không can thiệp sớm có thể đau trong vài tuần. Đau giữa lưng thường gặp ở vận động viên chuyên nghiệp, chấn thương thể thao, vận động sai tư thế, căng cơ hay bệnh nhân viêm khớp;

  • Vùng thắt lưng: là cơn đau nhức nhối ở vị trí ⅓ dưới lưng, chính giữa cột sống thắt lưng, nằm giữa 2 gai mào chậu hoặc 2 bên cột sống thắt lưng. Bất kể cử động nào (ho, hắt hơi, thay đổi tư thế) đều khiến bệnh nhân bị đau. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, vận động nhiều thì cơn đau sẽ càng gia tăng. Ngoài biểu hiện đau, vùng thắt lưng còn dễ bị viêm sưng, nhức buốt, sốt cao, khi cơn đau lan xuống hông và 2 chi dưới còn gây đau mỏi đầu gối, đi lại khó khăn và tiểu tiện không tự chủ.

  • Mỏi gối: cơn đau buốt khi lan từ thắt lưng xuống chi dưới sẽ gây viêm sưng, nóng rát và nhức mỏi đầu gối. Có trường hợp khi bệnh nhân di chuyển còn xuất  hiện âm thanh lục cục. Nếu không kịp thời can thiệp có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối, dẫn tới tàn phế hoặc bại liệt trong tương lai;

  • Tê tay: là cảm giác châm chích, tê bì đầu ngón tay. Nếu cứ duy trì tình trạng này mà không điều trị sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, dần dần làm yếu liệt, giảm lực cầm nắm hoặc cử động của tay.

2. Nguyên nhân của hiện tượng đau lưng mỏi gối tê tay

Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân chính gây đau lưng mỏi gối tê tay:

2.1. Bệnh lý cơ xương khớp

Thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm được cấu tạo bởi vòng sợi và nhân nhầy. Khi phần nhân nhầy này bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép rễ thần kinh và ống sống thì được gọi là thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này thường khiến bệnh nhân luôn cảm thấy đau nhức.

Bên cạnh đau lưng nếu bệnh nhân cùng lúc xuất hiện các triệu chứng mỏi gối tê tay thì rất có thể đã bị thoát vị đĩa đệm đa tầng (tức là phải có từ 2 đĩa đệm trở lên ở đốt sống bị thoát vị, nhất là ở vị trí vùng cổ và thắt lưng).

Thoái hóa cột sống:

Đau lưng, mỏi gối, tê tay cũng là những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống mạn tính. Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị thoái hóa mất đi tính đàn hồi, lâu dần dây chằng bao khớp cũng bị xơ cứng, hệ quả là làm biến dạng đường cong sinh lý của cột sống.

Những triệu chứng trên sẽ âm ỉ diễn ra trong nhiều ngày, khi nghỉ ngơi thì sẽ đỡ đau nhưng khi vận động sẽ bị đau nghiêm trọng hơn.

Thoái hóa khớp:

Trong bệnh cảnh thoái hóa khớp, bệnh nhân cũng có thể trải qua cảm giác đau lưng mỏi gối tê tay. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở khớp bàn tay, cổ tay, khớp gối, khớp cùng chậu hay đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người tuổi trung niên và người già. Bên cạnh đau nhức đầu gối, lưng, tê ngứa tay, người bệnh còn bị sưng khớp, teo sợi cơ, cứng khớp, đi lại khó khăn.

Viêm khớp dạng thấp:

Tình trạng này gây sưng đỏ, xơ cứng và đau khớp, đặc biệt là khớp lưng, khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh có biểu hiện khó chịu, đau nhức kéo dài, làm hạn chế vận động tứ chi.

Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như mắc các bệnh về tim mạch, phổi, ruột, dạ dày, loãng xương, tổn thương mắt và thần kinh.

Loãng xương:

Đây là tình trạng xương bị suy giảm về chất lượng và mật độ, khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy. Loãng xương xảy ra phổ biến ở người cao tuổi với triệu chứng đặc trưng là đau lưng mỏi gối tê tay, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, gù lưng, giảm chiều cao.

Chấn thương thể thao:

Vận động quá sức, thực hiện động tác sai tư thế trong thể thao có thể gây phá hủy cấu trúc mô, sụn, xương khớp. Về lâu dài tình trạng này sẽ dẫn tới các cơn đau ở đầu gối, cổ vai gáy, cánh tay, thắt lưng làm hạn chế vận động hàng ngày.

Nhiễm trùng:

Vi khuẩn Coryne propinquum và Propionibacterium được cho là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm làm giảm lưu lượng máu và oxy được vận chuyển đến các khớp xương. Lợi dụng điều này, 2 loại vi khuẩn trên bắt đầu xâm nhập, tấn công gây nhiễm khuẩn, biến đổi xương và khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức.

Quan tâm: Một số phương pháp chữa đau đầu không cần dùng thuốc

2.2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa và thiếu máu

Ở những bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu thì sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng đau lưng mỏi gối tê tay. Nguyên nhân là do sự sụt giảm số lượng huyết sắc tố, hồng cầu chứa trong máu ngoại vi gây thiếu hụt năng lượng  và oxy chuyển tới hệ thống xương khớp. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự vận động của xương và gây nên những cơn đau nhức kinh niên.

Bên cạnh đó, một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa như mỡ máu cao, tăng lipid máu, tiểu đường, rối loạn điện giải cũng có thể gây đau lưng mỏi gối tê tay.

2.3. Bệnh về thận

Khi thận gặp vấn đề sẽ làm suy  giảm chức năng lọc máu dẫn đến rối loạn điện giải, độc tố tích tụ trong cơ thể. Thận yếu có thể gây ra biểu hiện đau lưng mỏi gối tê tay.

2.4. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay cũng có thể do những yếu tố sau đây tác động:

  • Thời tiết thay đổi;

  • Cơ thể suy nhược, ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng;

  • Lao động quá sức;

  • Thừa cân, béo phì;

  • Phụ nữ mang thai và sau sinh bị thiếu hụt canxi;

  • Duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu.

3. Các biện pháp điều trị đau lưng mỏi gối tê tay

Sau đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay bạn có thể tham khảo:

3.1. Chăm sóc tại nhà

  • Chườm nóng/lạnh: bạn hãy dùng khăn bọc đá hoặc túi gel làm mát chườm lên vị trí đau trong 15 phút. Hơi lạnh sẽ giúp co mạch máu, giảm sưng đau. Bên cạnh chườm lạnh, chườm nóng cũng phát huy hiệu quả khi bị cứng khớp, đau lưng mỏi gối tê tay, cơ co thắt và khó vận động. Liệu pháp chườm nóng giúp thư giãn dây chằng, kích thích tuần hoàn máu và cải thiện chứng đau nhức. Túi chườm ấm nên dùng là khoảng 60 – 70 độ, áp trực tiếp lên vùng cần trị liệu trong vòng 20 phút;

  • Massage: những kích thích từ các động tác massage sẽ giúp thư giãn gân cơ, tăng cường lưu thông máu, hạn chế chèn ép dây thần kinh và giúp giảm đau nhức hiệu quả. Đầu tiên hãy cho một chút dầu massage ấm lên tay, xoa đều rồi dùng lực massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn tại vùng lưng bị đau trong 30 phút. Làm tương tự với vùng cánh tay hoặc đầu gối. Tốt nhất bạn nên nhờ người khác thực hiện hoặc đến các cơ sở trị liệu chuyên nghiệp, uy tín.

3.2. Điều trị y tế

Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho người bệnh. Đó có thể là:

  • Thuốc giảm đau như codein;

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs);

  • Thuốc giãn cơ;

  • Tiêm corticosteroid.

Những thuốc này giúp giảm đau tạm thời nhưng không được tự ý sử dụng mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nguy cơ tác dụng phụ rất cao, ví dụ như viêm loét, đau dạ dày, phát ban, chóng mặt, suy gan thận,…

Mong rằng những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, xảy ra phổ biến trong sinh hoạt, lao động sản xuất và các hoạt động thường nhật khác. Để điều trị dứt điểm người bệnh nên đi khám sớm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát về sau.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám