26 C
Hanoi
Thứ Năm, 21/11/24

6 thực phẩm giúp bạn nhanh chóng khỏe lại sau khi bị bệnh

spot_imgspot_img

(Nangdep) – Thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin C có thể cung cấp năng lượng và giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi bị ốm.

(Nangdep) – Những loại thực phẩm giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau khi bị ốm

Việc hồi phục sau bệnh cần có thời gian và bạn vẫn có thể cảm thấy yếu, mất nước, chán ăn và mệt mỏi. Đặc biệt là khi cố gắng thực hiện một số công việc trí óc hoặc thể chất. Cơ thể của bạn cần được cung cấp đầy đủ các vitamin thiết yếu và các chất dinh dưỡng bị mất để trở lại sức khỏe bình thường.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang hồi phục sau nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn vì hệ thống miễn dịch phải làm việc nhiều hơn.

Lúc này, việc lựa chọn thực phẩm cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng phù hợp là chìa khóa để giúp cơ thể bạn phục hồi. Bổ sung một số chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe sau khi ốm.

Hydrat hóa chống mệt mỏi

Điều quan trọng là phải uống nhiều nước và các chất lỏng khác trong và sau khi bị bệnh. Mất nước có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và buồn nôn. Bạn có thể bị mất nước do chán ăn hoặc tiêu chảy và nôn mửa.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị rằng hầu hết những người khỏe mạnh nên uống khoảng 12-16 cốc nước mỗi ngày; lượng chất lỏng này cũng có thể được hấp thụ từ thực phẩm chứa nước, chẳng hạn như trái cây tươi và rau quả.

Quan tâm: Thực phẩm nên ăn và tránh khi bị cảm lạnh

Probiotics cung cấp lợi khuẩn

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt những vi khuẩn khó chịu này, bạn có thể bị khó tiêu, chẳng hạn như tiêu chảy. Điều này xảy ra vì thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

Probiotics là vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa chua. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy đồ uống probiotic chứa các vi khuẩn lành mạnh như Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei và Streptococcus thermophilus có thể làm giảm tỷ lệ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nên dùng những thực phẩm này thường xuyên để rút ngắn thời gian hồi phục, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, thậm chí giảm nguy cơ tử vong, đặc biệt là đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi.

Viện thẩm mỹ Korea tư vấn miến phí về giảm béo bụng
Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Thực phẩm chứa vitamin C

Các chất dinh dưỡng như vitamin C giúp hệ thống miễn dịch phục hồi sau khi chống lại bệnh tật. Loại vitamin tan trong nước này kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, chẳng hạn như tế bào lympho và thực bào, giúp tấn công và tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập.

Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 75-90 mg, trong khi phụ nữ cho con bú và người hút thuốc cần nhiều hơn. Bạn có thể tự làm salad trái cây với cam, bưởi và kiwi để có được lượng vitamin này tốt cho sức khỏe.

Protein để sửa chữa tế bào

Theo Livestrong, tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể đều được tạo ra từ các axit amin, thành phần cấu tạo của thực phẩm giàu protein.

Do đó, bạn cần bổ sung đủ protein trong bữa ăn hàng ngày. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) khuyến nghị mỗi ngày nên nạp ít nhất 46-56 gam protein. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị bệnh, bạn có thể cần tăng lượng protein lên một chút.

Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng, đậu phụ, các loại hạt, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa. Bạn cần hạn chế các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt xông khói vì chúng có chứa chất bảo quản và lượng natri dư thừa.

Hoa quả và rau

Thực phẩm tươi hoặc nấu chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà bạn cần để giúp bình thường hóa quá trình tiêu hóa và nhu động ruột sau khi ốm. Trái cây và rau quả cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể giải độc hiệu quả hơn.

Theo Phòng khám Cleveland, bạn nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Một phần trái cây tương đương với một cốc quả mọng hoặc dưa thái hạt lựu, một quả chuối nhỏ, nửa quả bưởi hoặc 2 thìa trái cây khô. Tương tự như vậy, một khẩu phần rau có thể là một chén rau tươi hoặc 1/2 chén rau nấu chín.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám