26 C
Hanoi
Thứ Năm, 21/11/24

Những triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc và cách phòng ngừa bệnh

spot_imgspot_img

(Nangdep) Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh vẫn cần được điều trị sớm để loại bỏ những triệu chứng gây phiền toái và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

1. Những triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc ở từng đối tượng

Dù có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được cho là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ở từng đối tượng khác nhau:

– Ở trẻ sơ sinh: Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra ở những trẻ từ 6 tuần đến 12 tuần tuổi. Tình trạng ngứa, mẩn đỏ hay những nốt phát ban có thể xuất hiện ở vùng da quanh má và cằm của trẻ. Những vùng da bị bệnh khiến mặt trẻ loang lổ, thậm chí vùng da có thể ngày càng bị đỏ, xảy ra tình trạng bong da và tiết dịch.

Khi trẻ biết bò, vùng da tiếp xúc với sàn nhà chẳng hạn như phần đầu gối hay khuỷu tay sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng và xuất hiện các triệu chứng bệnh. Đến khi trẻ đạt 18 tháng tuổi, tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện dần.

– Ở trẻ em: Đối với trẻ lớn hơn, viêm da dị ứng có thể gây ra một số triệu chứng như tình trạng phát ban ở các vùng da sau gối, trên cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, cổ hoặc mắt cá chân. Trong trường hợp trẻ xuất hiện những triệu chứng tại vùng da quanh môi, có thể dẫn tới hình thành các vết nứt nhỏ và gây đau nếu trẻ thường xuyên liếm môi.

– Ở người lớn: Một số triệu chứng viêm da thường gặp ở người lớn là tình trạng khô, ngứa, đỏ da và nứt nẻ. Những triệu chứng này có thể xảy ra ở vùng bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh, khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, dẫn tới giảm năng suất lao động và giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

2. Những tác nhân gây bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc chính là thói quen tiếp xúc trực tiếp với những chất kích thích, chất gây dị ứng khiến cho da tay trở nên mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu,…Một số tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như:

– Do một số sản phẩm dùng cho da như kem dưỡng da, dầu gội đầu, sữa tắm,… Tình trạng viêm da có thể là do thành phần trong sản phẩm này không phù hợp hoặc có khả năng gây hại cho làn da của bạn. Hoặc cũng có thể do bạn đã sử dụng quá lâu, sản phẩm bị hết hạn,… dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho da khi tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm này.

– Đeo trang sức có chứa Niken cũng có thể tác động không tốt đến làn da của bạn và làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng.

– Thường xuyên tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, nước hoa, các loại sơn móng tay, giày dép có nguồn gốc cao su,… có chứa một số chất gây dị ứng.

– Một số loại thuốc có thể có chứa thành phần gây kích ứng, do đó khi sử dụng loại thuốc này, bạn cũng có nguy cơ dị ứng cao hơn.

– Một số loại cây cỏ như thường xuân, cây sồi,… có thể chứa độc tố. Khi tiếp xúc với những độc tố từ các loại cây này, làn da của bạn sẽ có thể bị tổn thương.

Do đó, ngoài việc chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tìm ra tác nhân gây bệnh để từ đó đưa ra những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Quan tâm: Điểm danh 10 cách giảm đau dạ dày nhanh chóng

3. Một số lưu ý khi điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc

Để điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Hạn chế và ngừng dùng những sản phẩm gây kích ứng da, chẳng hạn như một số loại kem dưỡng da, các loại dầu gội đầu,…

– Biểu hiện thường gặp nhất của viêm da dị ứng là ngứa vì thế nhiều người bệnh sẽ có phản ứng là gãi nhiều, gãi mạnh để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến da của bạn bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, cần lưu ý hạn chế gãi khi da đang bị viêm.

– Bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm dịu làn da dị ứng như sau:

+ Vệ sinh vùng da bị viêm thật sạch sẽ và lưu ý cần sử dụng nước sạch. Để giảm đau và ngứa, bạn có thể sử dụng khăn lạnh và đắp lên vùng da đang tổn thương. Ngoài ra, có thể dùng một số sản phẩm có tác dụng tương tự như hồ nước, Jarish,…

+ Nếu tổn thương da ở dạng khô, có thể dùng kem mỡ chứa corticoid.

+ Nếu trường hợp viêm da nhẹ, có thể dùng loại kem bôi chứa hydrocortisone.

+ Nếu tình trạng viêm da do dị ứng có thể dùng thuốc chứa histamin.

Bệnh viêm da dị ứng không quá nghiêm trọng hoặc có thể nhanh chóng cải thiện hoàn toàn khi loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng. Ngược lại, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp, bệnh rất dễ bị tái đi tái lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và thậm chí vùng da tổn thương sẽ ngày càng lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ hình thành sẹo, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần lưu ý:

– Cân nhắc trước khi mua các sản phẩm chăm sóc da: Nên đọc kỹ thành phần sản phẩm, nên chọn mua những loại sản phẩm lành tính, không mùi và ít có nguy cơ gây dị ứng, an toàn cho làn da nhạy cảm.

– Trong trường hợp thay đổi sản phẩm chăm sóc da, bạn cũng cần thử trước lên một vùng da nhỏ trên da tay trong khoảng vài ngày. Nếu cảm thấy an toàn, phù hợp mới tiếp tục sử dụng và dùng trên vùng da rộng hơn.

– Nếu phải thường xuyên sử dụng găng tay thì không nên sử dụng găng tay cao su.

– Khi thời tiết khô hoặc phải thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm.

– Nếu đến những nơi có nhiều côn trùng, cần mặc quần áo dài để tránh bị côn trùng đốt dẫn tới kích ứng da.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám