24 C
Hanoi
Thứ Bảy, 23/11/24

Lá tía tô tốt như thế nào với cơ thể?

spot_imgspot_img

(Nangdep) Lá của cây tía tô không chỉ là một loại rau xanh thêm vào bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, khi biết được lá tía tô có tác dụng gì, mọi người sẽ yêu thích loại rau mùi thơm ngon này hơn và thường xuyên sử dụng.

1. Lá tía tô tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cây tía tô có lá màu xanh đậm và gân màu đỏ tía. Nhiều bằng chứng đã cho thấy cây tía tô dường như có khả năng chữa bệnh trong điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm và virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim. các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm.

Tác dụng chống dị ứng

Chiết xuất từ trà lá tía tô và etanol có các hợp chất làm giảm các phản ứng dị ứng. Theo đó, lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. Đồng thời, chiết xuất ethanol của lá tía tô cũng có khả năng làm giảm viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.

Tác dụng hỗ trợ thần kinh

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung cho tình trạng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất là bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành các mảng beta-amyloid trong mô não. Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm đáng kể và là nguồn năng lượng cho não bộ, tăng cường chức năng nhận thức có thể được cung cấp từ chiết xuất lá tía tô và hạt của loài thực vật này.

Giảm phiền muộn

Trong các loại thảo mộc tự nhiên được sử dụng để điều trị trầm cảm, cây tía tô cũng là một trong những thành phần quan trọng. Thật vậy, việc hít tinh dầu tía tô có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng và còn mang lại lợi ích chống trầm cảm.

Hiệu ứng trên hệ tim mạch

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao khi có rối loạn lipid máu. Theo đó, một chế độ ăn uống có nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài trong đời sống về sau. Và tác dụng này có thể thu nhận khi tiêu thụ một lượng lá tía tô nhất định trong từng ngày.

Hiệu ứng trên hệ tiêu hóa

Khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và chậm tiêu. Lúc này, một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược.

Ngoài ra, những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể thấy giảm bớt khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.

Chống ung thư

Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô. Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Hơn nữa, việc bôi chiết xuất lá tía tô tại chỗ còn có thể giúp ức chế ung thư da.

Quan tâm: Cẩm nang thai kỳ: Bà bầu uống rau má có tác dụng gì?

Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

Dầu hạt tía tô trong số các loại dầu thực vật khác bao gồm đậu tương, hạt bí ngô và hạt ví là có chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic, rất hữu ích để kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus và hen suyễn.

Theo một nghiên cứu, bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng dầu hạt tía tô nhờ vào tía tô có tác dụng ức chế sự co thắt đường thở để phản ứng với chất kích thích hít phải. Đồng thời, dầu hạt tía tô cũng ức chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu vào phổi và giúp ngăn ngừa sốc phản vệ – một tình trạng đáp ứng miễn dịch bất thường có mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa tức thời.

Tóm lại, cây tía tô được trồng để lấy lá ăn như một món thực phẩm trong gia đình. Bên cạnh đó, với kiến thức về lá tía tô có tác dụng gì như trên đây, loại rau này sẽ không còn là một món ăn đơn thuần mà cần được xem như một loại thuốc chữa bệnh, giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, phù hợp với cơ thể của mọi thành viên trong gia đình.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám