28 C
Hanoi
Thứ Ba, 17/09/24

Đau lưng dẫn đến đau gối là bệnh gì?

spot_imgspot_img

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Chuyên khoa Thần kinh cột sống ACC, triệu chứng này cần được thăm khám kỹ càng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời tiếp cận đúng phương pháp để chữa trị dứt điểm, ngăn ngừa tái phát.

1. Nguyên nhân gây đau lưng dẫn đến đau gối

Các triệu chứng đau tê buốt từ vùng cột sống thắt lưng, chạy dọc theo mông, đi xuống mặt sau của đùi, lan xuống gối và đến ngón chân… rất có thể xuất phát từ chứng đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Theo thống kê, đau thần kinh tọa có nguy hiểm không là một trong nhiều vấn đề được mọi người quan tâm khi họ chẳng may mắc phải căn bệnh này.  Trong nhiều năm qua, tình trạng đau dây thần kinh tọa đã trở thành một trong những vấn đề…

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây hông to) là dây thần kinh to và dài nhất cơ thể, do các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại mà thành. Nó xuất phát từ phần dưới thắt lưng và trải dài đến tận ngón chân, làm nhiệm vụ chi phối vận động và cảm giác của chi dưới, góp phần làm nên các động tác đi lại hoặc đứng ngồi của hai chân.

Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị tổn thương, kéo theo triệu chứng đau dọc theo đường đi của nó. Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi và gối, khoeo, gót chân. Nhiều trường hợp có thể đau theo hướng ngược lại, từ ngón chân lên. Cơn đau có thể đột ngột xuất hiện hoặc âm ỉ kéo dài trong vài tuần, trở nên tồi tệ hơn khi cúi lưng, ho, ngồi, hoặc hắt hơi.

Đau thần kinh tọa là hậu quả, biến chứng của nhiều bệnh lý khác nhau:

– Thoát vị đĩa đệm: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa. Khi đĩa đệm giữa 2 đốt sống ở vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương hoặc lão hóa, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài ngay vị trí rách nứt của bao xơ, gây chèn ép lên một hoặc nhiều dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa. Biến chứng dẫn đến cơn đau nhức khó chịu, buốt ra vùng mông, dọc theo đùi xuống gối, đau rát mu bàn chân và ngón chân.

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm lâu ngày không chữa trị dứt điểm còn dẫn đến teo cơ, làm hạn chế vận động. Một số người bị rối loạn cơ tròn khiến việc đại tiểu tiện khó khăn. Các biến chứng này làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

– Hẹp cột sống: Hẹp ống tủy sống lâu ngày tác động đến hệ thần kinh hông và gây tổn thương dây thần kinh tọa. Hẹp ống sống có liên quan đến sự thoái hóa cột sống, thường gặp ở tuổi ngoài 50.

– Khối u cột sống: Tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ở cơ thể của bệnh nhân có những khối u phát triển trong ống đốt sống của cột sống. Chúng làm thay đổi ống tủy sống, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tạo áp lực chèn ép các rễ thần kinh cột sống. Nếu tình trạng này xảy ra ở vùng thắt lưng thì tổn thương dây thần kinh tọa là điều khó tránh khỏi.

– Chấn thương cột sống: Các va đập mạnh vào cột sống do té ngã, tai nạn lao động hoặc chấn thương khi chơi thể thao gây ra các tổn thương như rạn nứt, gãy vỡ đốt sống, đĩa đệm và dây thần kinh tọa.

– Các bệnh lý toàn thân: Đau thần kinh tọa có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý như tim mạch, sốt rét, cảm cúm, táo bón… hoặc ở một số phụ nữ mang thai.

Quan tâm: Gợi ý danh sách những loại trái cây dành cho người tiểu đường

2. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh?

Để chẩn đoán chính xác triệu chứng đau lưng dẫn đến đau gối có phải là đau thần kinh tọa, đặc biệt đau do thoát vị đĩa đệm hay không, người bệnh cần:

– Được bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức mạnh cơ bắp và phản xạ bằng cách đi bằng ngón chân hoặc gót chân, đứng lên, ngồi xuống hoặc ngồi xổm. Nếu đau thần kinh tọa, các hoạt động này sẽ thực hiện khó khăn hơn. Khám phá nơi điều trị đau lưng uy tín TẠI ĐÂY

– Thực hiện các thăm dò cận lâm sàng như: chụp X-quang cột sống thắt lưng, chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống thắt lưng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng.

– Tùy theo tình hình tổn thương, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác như: xét nghịệm máu tìm phản ứng viêm, đo điện cơ, chọc dịch não tủy…

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám