1. Hiểu thế nào là đau co thắt đại tràng?
Đại tràng hay ta có thể gọi chúng là phần ruột ở cuối đường tiêu hóa (ruột già). Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ tiêu hóa của con người. Ngoài hoạt động giúp cơ thể bài tiết ra các chất thải rắn thì đại tràng còn có tác dụng hấp thụ những dưỡng chất còn sót lại từ thức ăn đã trải qua các quá trình tiêu hóa trước đó.
Thế nào là hiện tượng đau co thắt đại tràng?
Khi chức năng của đại tràng bị rối loạn, dịch tiêu hóa trong đại tràng sản sinh bất thường, co bóp lúc mạnh lúc nhẹ sẽ khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, đau quặn bụng. Ngoài ra, đau co thắt đại tràng còn có thể kéo theo các triệu chứng như mệt mỏi, nóng sốt, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa,…
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra các cơn đau co thắt đại tràng, tuy nhiên sẽ có những nhóm nguyên nhân chính như:
Chế độ ăn uống không lành mạnh.
Tâm lý không ổn định (stress, lo âu, áp lực công việc,…).
Do các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng.
Do di truyền từ mẹ sang con.
2. Các cách giảm đau cho người bệnh bị đau co thắt đại tràng?
Bệnh đại tràng không thể chữa khỏi một sớm một chiều được, vì vậy trong quá trình điều trị bệnh chắc chắn người bệnh phải đối mặt với rất nhiều cơn đau mà bệnh tình gây ra. Dưới đây là một số phương pháp dân gian nhưng đã được kiểm chứng là có hiệu quả trong việc giảm đau cho người bệnh viêm đại tràng co thắt.
Dùng tay xoa lên phần bụng đang bị đau: đây là cách làm rất đơn giản mà lại mang hiệu quả cao trong việc giảm đau co thắt đại tràng. Bệnh nhân nên xoa bụng ở trạng thái đứng và trạng thái nằm bằng cách đặt úp bàn tay vào vùng rốn rồi xoa tròn theo chiều kim đồng hồ một cách từ từ không quá mạnh cũng không nên quá nhanh. Biện pháp này sẽ giúp giảm đau, giảm kích ứng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, chống táo bón,… Người bệnh có thể xoa bụng trong lúc bị đau bụng (hoặc có thể xoa bụng hàng ngày để điều hòa nhu động ruột) tuy nhiên không nên thực hiện phương pháp này trong lúc người bệnh quá no, quá đói, mệt mỏi,…
Dùng các loại trà như hoa cúc, gừng, nha đam cũng sẽ mang lại hiệu quả đáng ngờ. Gừng sẽ bổ sung chất chống oxy hóa và làm tăng khả năng kháng viêm. Nha đam giúp thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng, chống viêm, giải độc. Hoa cúc chứa chất chống co thắt sẽ làm giảm các cơn đau nhanh chóng, kháng viêm, chữa đầy hơi,…
Chườm nóng vùng bụng với muối rang cũng sẽ góp phần giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, làm dịu các cơn đau nhanh.
Tùy vào tình hình bệnh và nguyên nhân gây ra các cơn đau co thắt đại tràng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị triệt để. Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu bệnh tình thì bệnh nhân thường sẽ được chỉ định các loại thuốc sau đây để giảm thiểu các cơn đau như:
Thuốc Spasfon: công dụng chủ yếu của thuốc là làm giảm các cơn co thắt đại tràng, giảm tình trạng đau quặn bụng. Tuy vậy, thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ như phù mạch, hạ đường huyết, phát ban, dị ứng.
Thuốc Buscopan: đây là loại thuốc sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu bị các bệnh lý như hội chứng kích thích ruột, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng,… Thuốc có tác dụng giảm thiểu các cơn co thắt đại tràng, dạ dày, ruột hoặc mật. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là rối loạn hệ bài tiết, khô miệng, tim đập nhanh và tiểu tiện khó.
Thuốc Spasmaverine: ngoài công dụng chữa các cơn đau co thắt đại tràng thì thuốc này còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến thận, đường tiết niệu, đường mật hay tuyến tiền liệt.
Thuốc Atropin: là loại thuốc chuyên điều trị các bệnh về rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, viêm loét đại tràng, dạ dày,…
Một số loại thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bị đau co thắt đại tràng là: Thuốc Spasfon, thuốc Buscopan, thuốc Spasmaverine, thuốc Atropin
Quan tâm: Chăm sóc sức khỏe cả nhà cũng cần phải lắng nghe
3. Điều trị tình trạng đau co thắt đại tràng như thế nào?
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ có thể là biểu hiện đau co thắt đại tràng thì phải lập tức tìm đến các cơ sở y tế uy tín để có được phương pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải giữ cho mình tâm lý thoải mái, không lo lắng, căng thẳng, không sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm đau khi chưa được chỉ định, không hoạt động mạnh trực tiếp tới vùng bụng bị đau,…
Trong quá trình điều trị bệnh tình, ngoài việc tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng: Uống thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng, không bỏ quên,… Bệnh nhân cũng nên thực hiện các phương pháp kiêng khem ăn uống để giúp tình trạng bệnh không trở nặng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh đau co thắt đại tràng là:
Tránh các loại đồ uống có các chất dễ gây kích ứng cho hệ tiêu hóa như bia, rượu và đồ uống có gas.
Uống rượu bia rất có hại cho việc điều trị đau co thắt đại tràng
Hạn chế tối đa các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ tanh, sống.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng không nên ăn quá no, dễ gây chèn ép lên đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
Không nên ăn những loại thức ăn cứng hay quá khô.