Danh mục bài viết
- 1. Dinh dưỡng cân đối
- 2. Cải thiện sức khỏe gia đình bằng việc tập luyện thường xuyên
- 3. Chăm sóc giấc ngủ ngon
- 4. Tiêm phòng cho cả nhà để đảm bảo sức khỏe gia đình
- 5. Luôn trang bị tủ thuốc gia đình
- 6. Tạo không khí gia đình luôn vui vẻ
- 7. Kiểm tra sức khỏe gia đình định kỳ
- 8. Mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình
1. Dinh dưỡng cân đối
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, không chỉ cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển cân đối mà còn sửa chữa, bảo trì các tế bào của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với từng độ tuổi sẽ cải thiện và phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật. Chính vì vậy, đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm khi chăm sóc sức khỏe gia đình.
Theo đó, để chăm sóc sức khỏe cho cả nhà, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối giữa 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đồng thời nhớ uống đủ nước và bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Bạn cũng cần lưu ý đến thể trạng của từng thành viên để đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Ví dụ chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cần giảm muối và chất béo, tăng rau quả, chất xơ. Người bệnh gout cần hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng axit uric trong máu như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại nấm.
2. Cải thiện sức khỏe gia đình bằng việc tập luyện thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp gia đình duy trì thói quen sống lành mạnh, cải thiện sức khỏe và đẩy lùi nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chỉ cần vận động khoảng 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 lần/tuần đã có thể tăng khả năng tuần hoàn máu, giải phóng năng lượng, đốt cháy calo dư thừa.
Ngoài các buổi tập luyện tại chỗ, gia đình có thể cùng nhau đi bơi, đạp xe hoặc tham gia các hoạt động giải trí như thả diều, leo núi… vào cuối tuần. Điều đó không những giúp cải thiện thể chất, mà còn giúp gia đình có thêm những phút giây gắn kết, chia sẻ yêu thương bên nhau.
Tuy nhiên, đừng quên xem xét tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện của cả nhà để chọn ra một môn thể thao phù hợp và cùng nhau tập luyện.
3. Chăm sóc giấc ngủ ngon
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp cân bằng, tái tạo năng lượng. Giấc ngủ tốt là một phần biểu hiện của cuộc sống khỏe mạnh. Giấc ngủ chập chờn, không sâu khiến cơ thể không thể phục hồi sau ngày dài hoạt động, các cơ quan không hoàn toàn được nghỉ ngơi. Nếu kéo dài vấn đề này sẽ gây nên suy giảm trí nhớ, dễ rơi vào mệt mỏi, trầm cảm hay có nguy cơ đột quỵ cao. Nguy hiểm hơn, nếu ngủ ít hơn 6 – 7 tiếng mỗi ngày sẽ tăng tỷ lệ mắc ung thư.
Không phải tự nhiên mà Hiệp hội Giấc ngủ Thế giới tổ chức “Ngày ngủ thế giới”, với mong muốn mọi người chú ý và hiểu rõ hơn lợi ích của giấc ngủ với đời sống mỗi người. Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 giờ/ngày. Đến 6 tuổi, trẻ cần ngủ 10 – 12 giờ/ngày. Thanh thiếu niên cần ngủ 8 – 10 giờ/ngày. Còn với người trưởng thành, dù công việc bận rộn cũng phải đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 giờ/ngày. Người cao tuổi dù khó ngủ cũng phải đảm bảo giấc ngủ kéo dài 7 – 8 giờ/ngày.
Để đạt được một giấc ngủ tốt, bạn có thể áp dụng một vài cách sau:
Tránh ngủ vặt: Những giấc ngủ ngắn có thể giải quyết tình trạng buồn ngủ ngay tức khắc nhưng sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Nếu không thể ngủ sâu vào buổi tối, cơ thể bạn sẽ vô cùng mệt mỏi và không có năng lượng vào hôm sau.
Nghe nhạc thư giãn, tránh xa các thiết bị điện tử.
Tập thói quen ngủ đúng giờ sẽ thiết lập cho bạn một đồng hồ sinh học. Vì vậy, khi đến đúng giờ, bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Hạn chế tập thể dục cường độ cao vào cuối ngày.
Sử dụng tinh dầu, chọn nệm và tư thế ngủ thoải mái.
Tưởng tượng những điều khiến bạn thấy hạnh phúc: Tạm gác lại những áp lực cuộc sống, nghĩ về những điều hạnh phúc giúp đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái, cho bạn giấc ngủ sâu.
4. Tiêm phòng cho cả nhà để đảm bảo sức khỏe gia đình
Tiêm phòng rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho từng thành viên. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đảm bảo tiêm đủ các vaccine theo quy định của Bộ Y Tế như uốn ván, viêm gan B, bạch hầu…
Việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp tạo ra hàng rào phòng thủ, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, từ đó hạn chế rủi ro nhiễm các bệnh liên quan, duy trì sức khỏe tốt. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
5. Luôn trang bị tủ thuốc gia đình
Mỗi gia đình nên trang bị một tủ thuốc với đầy đủ các loại thuốc thông dụng và thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe cho từng thành viên. Điều này rất cần thiết để xử lý nhanh những tình huống khẩn cấp, giúp giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe.
Một số gợi ý về các loại thuốc mà gia đình nên chuẩn bị:
Thuốc kê đơn phù hợp với bệnh lý của từng thành viên trong gia đình.
Các loại thuốc thông dụng như thuốc hạ sốt, cảm, đau bụng, nhức đầu…
Thuốc dị ứng (gia đình có thành viên dị ứng với loại thực phẩm nào phải đặc biệt lưu tâm).
Các loại thuốc trị táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày…
Nhiệt kế, máy đo huyết áp hoặc các dụng cụ y tế thông thường.
Cồn sát khuẩn, bông băng, thuốc đỏ, băng y tế.
Thông tin liên hệ cơ quan chức năng hoặc các hướng dẫn y tế cần thiết.
6. Tạo không khí gia đình luôn vui vẻ
Với mỗi gia đình, sức khỏe tinh thần là điểm tựa để mỗi thành viên cùng nhau phát triển. Không khí gia đình vui vẻ, những thành viên trong gia đình cùng gắn kết, sẻ chia sẽ tạo động lực để cùng cố gắng và kiên cường vượt qua những nghịch cảnh. Không chỉ vậy, những thành viên trong gia đình cũng ít gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn. Vì vậy, không khí gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người.
Một vài cách tạo không khí vui vẻ trong gia đình mà bạn có thể tham khảo:
Cùng nhau làm việc nhà
Không quên những dịp lễ đặc biệt
Cha mẹ tránh tranh cãi trước mặt con cái
Trò chuyện gần gũi với con cái
Tham gia các cuộc thi gia đình để thấu hiểu nhau hơn.
7. Kiểm tra sức khỏe gia đình định kỳ
Một bí quyết chăm sóc gia đình khác là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý, từ đó có cách xử lý kịp thời.
Quan tâm: Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và biện pháp khắc phục
8. Mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình
Một gợi ý khác để bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu là tham gia bảo hiểm sức khỏe. Hiện nay, các gói bảo hiểm sức khỏe, đặc biệt là bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của công ty nhân thọ được thiết kế với nhiều quyền lợi thiết thực, hỗ trợ kịp thời các khoản phí y tế hay cấp cứu, giúp người bệnh an tâm điều trị, mau chóng hồi phục sức khỏe.
Dù vậy khi chọn mua bảo hiểm sức khỏe, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với bản thân dựa trên các yếu tố như tình hình tài chính, mức phí, gói bảo hiểm ưu đãi,… Một lời khuyên cho bạn là hãy đến những công ty bảo hiểm uy tín. Ở đó, mọi thông tin đều được công khai rõ ràng và bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình gói bảo hiểm sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chăm sóc sức khỏe gia đình là nhiệm vụ đặc biệt mà mỗi thành viên đều cần quan tâm và chung tay thực hiện. Ngoài việc rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, các thành viên cũng nên dành thời gian cho nhau. Sự gần gũi sẽ giúp mọi người thêm gắn kết và yêu thương nhau.