26 C
Hanoi
Thứ Sáu, 22/11/24

100g Kẹo lạc bao nhiêu calo? Bật mí 5 cách ăn kẹo lạc không béo

spot_imgspot_img

(nangdep) Kẹo lạc là món ăn tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Chỉ đơn giản được chế biến từ lạc và mạch nha đã tạo nên món ngon ngọt, cuốn hút nhiều trẻ nhỏ. Thế nhưng nhiều người thắc mắc: ăn kẹo lạc có tốt không? Đặc biệt, những người đang trong chế độ ăn kiêng cũng muốn biết: kẹo lạc bao nhiêu calo? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này nhé!

1. Kẹo lạc là gì?

Trước khi tìm hiểu kẹo lạc bao nhiêu calo, khám phá xem kẹo lạc là gì và cách làm kẹo lạc nhé!

Kẹo lạc là 1 món quà quê của người Việt Nam. Người dân phải có đôi bàn tay khéo léo chế biến từ mạch nha, siro, vừng và lạc, trải qua nhiều công đoạn cho ra mẻ kẹo lạc cứng. Hương vị của kẹo lạc được miêu tả bằng từ thơm, bùi và ngọt, 1 hương vị khó quên khi bạn đã thưởng thức.

Việt Nam có khá nhiều nơi làm kẹo lạc, tuy nhiên mỗi nơi lại gọi bằng cái tên khác nhau và cách làm khác nhau. Nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến kẹo lạc ở tỉnh Nam Định, tại đây kẹo lạc còn có tên gọi khác là sìu châu. Trong miền Nam, kẹo lạc được gọi là kẹo đậu phộng hay kẹo thẻo. Nhìn chung, cách làm kẹo đều giống nhau, tuy nhiên mỗi miền lại có tên gọi khác nhau.

2. Kẹo lạc bao nhiêu calo?

Kẹo lạc bao nhiêu calo là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Ngay dưới đây, WheyShop sẽ giải đáp câu hỏi này. Theo thông tin nghiên cứu được kiểm chứng:

  • 100g kẹo lạc tương đương 486 calo
  • 1 cái kẹo lạc sẽ chứa khoảng 116 calo (trung bình 1 cái kẹo lạc 24g)
  • 100g Kẹo dồi lạc chứa 486 calo
  • 100g Kẹo đậu phộng bánh tráng có 486 calo

Kẹo lạc, kẹo dồi lạc hay kẹo đậu phộng bánh tráng đều có hàm lượng calo tương đương bởi cách chế biến là giống nhau, chỉ có tạo hình kẹo khác nhau thôi nha!

Phân tích sâu hơn về thông tin dinh dưỡng, 100g kẹo lạc giàu chất dinh dưỡng bao gồm:

  • 19g Lipid
  • 8g Protein
  • 2.5g Chất xơ
  • 71g Carb (trong đó đường 51g)

Ngoài ra, trong kẹo lạc các chuyên gia dinh dưỡng còn tìm thấy lượng nhỏ các chất như Cholesterol, Natri, Kali, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin B6, B12, Sắt, Canxi,…

3. Ăn kẹo lạc có béo không?

Chắc hẳn ai cũng biết đường là 1 trong những tác nhân chính gây nên tình trạng béo phì của nhiều người. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng (1):

  • Nam giới nạp tối đa 37g đường/ngày
  • Nữ giới nạp tối đa 25g đường/ngày

Dựa trên thông tin kẹo lạc bao nhiêu calo đã cho thấy kẹo lạc phần lớn là đường, trong 100g kẹo lạc có tới 51g đường. Hàm lượng đường quá lớn khiến cơ thể không thể hấp thụ và chuyển đổi sang năng lượng, từ đó gây dư thừa năng lượng và chuyển hóa thành chất béo. Bên cạnh đó, khi sử dụng nhiều đường, cơ thể bạn sẽ có xu hướng nhanh đói và ăn nhiều thực phẩm hơn.

Tất nhiên, sử dụng lượng kẹo lạc vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến cân nặng của bạn. Nên lo lắng nếu bạn ăn kẹo lạc thường xuyên và ăn nhiều kẹo lạc trong 1 ngày, điều này không chỉ gây tích tụ mỡ thừa, béo phì mà còn tác động lên sức khỏe của bạn nữa đó.

4. Ăn kẹo lạc có tốt không?

Ăn kẹo lạc vừa có mặt tốt và có mặt xấu, hãy cùng nghiên cứu xem ăn kẹo lạc có tốt không nhé!

4.1. Lợi ích sức khỏe khi ăn kẹo lạc

  • Bổ sung năng lượng:

Hàm lượng calo trong kẹo lạc vừa đủ để sử dụng như 1 bữa phụ, bổ sung năng lượng tức thời cho cơ thể làm việc và học tập. Điều này cũng đồng nghĩa giúp bạn tăng năng suất công việc.

  • Cải thiện tâm trạng:

Khi sử dụng đồ ngọt, cơ thể bạn sẽ sản sinh Serotonin và Dopamine – hoạt chất này là chất truyền dẫn thần kinh, tác động trực tiếp lên dây thần kinh cảm xúc của bạn, từ đó làm dịu cảm xúc, suy nghĩ tích cực và đem lại cảm giác hạnh phúc hơn. Đối với những người huyết áp thấp, ăn kẹo lạc cũng giúp cân bằng lượng đường trong máu, ổn định tâm trạng.

4.2. Tác hại của kẹo lạc

Không thể phủ định kẹo lạc cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Mặc dù lạc có tác dụng giảm cholesterol xấu, hỗ trợ tiêu hóa, ngược lại sử dụng nhiều kẹo lạc gây nên những tác hại:

  • Gây béo phì

Như đã nói ở trên, ăn nhiều kẹo lạc gây nên bệnh béo phì. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn chứng minh ăn quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay gan nhiễm mỡ. Khi biến chứng thành bệnh, sẽ rất khó để có thể hồi phục sức khỏe. Bạn nên chú ý khi sử dụng kẹo lạc, bánh ngọt, nước ngọt,… kiểm soát đủ lượng đường nạp vào cơ thể.

  • Sức khỏe răng lợi

Việc ăn nhiều kẹo lạc tạo điều kiện phát triển vi khuẩn trong khoang miệng, nếu như không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ khiến bạn bị sâu răng và đau răng. Đối với trẻ nhỏ, khả năng vệ sinh răng chưa kỹ càng, nên hạn chế ăn kẹo nói chung.

  • Sức khỏe tim mạch

Một số khảo sát cũng cho thấy, ăn nhiều kẹo lạc làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây nên tình trạng huyết áo cao bởi lượng đường trong kẹo khá lớn. Các vấn đề trên đều ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nếu không cẩn thận có thể tiến triển thành bệnh tim.

  • Nổi mụn

Ăn nhiều kẹo lạc sẽ gây rối loạn nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng tới làn da và nổi mụn. Theo một số nghiên cứu, ăn nhiều đường cũng khiến làn da bạn lão hóa nhanh hơn so với thông thường.

Quan tâm: Uống nước dứa giảm mỡ bụng có hiệu quả không?

5. Cách ăn kẹo lạc không béo

Để đảm bảo sức khỏe ổn định, bạn nên sử dụng hàm lượng kẹo lạc vừa đủ và áp dụng một số phương pháp sau đây để hạn chế béo phì:

  • Nên ăn kẹo lạc 1 – 2 lần trên tuần, ăn từ 1 – 2 cái mỗi lần
  • Sử dụng kẹo lạc cùng cốc trà thanh mát như trà xanh, trà nhài,… điều này giảm bớt độ ngọt của kẹo và kích thích giải phóng chất béo
  • Không ăn kẹo lạc buổi tối, bởi kẹo lạc sẽ gây tích lũy năng lượng
  • Kết hợp tập luyện thể thao, đốt cháy calo và mỡ
  • Thay thế kẹo lạc bằng Bánh Protein để sử dụng hằng ngày, có hương vị như kẹo lạc nhưng ít carb và nhiều protein

Qua bài kẹo lạc bao nhiêu calo này, đã nêu rõ thông tin kẹo lạc bao nhiêu calo và ăn kẹo lạc có béo không? Hy vọng rằng bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về kẹo lạc. Đồng thời, dựa trên cách ăn kẹo lạc giảm cân, bạn sẽ duy trì vóc dáng lý tưởng của mình cũng như đảm bảo sức khỏe nhé!

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám