31 C
Hanoi
Thứ Sáu, 18/10/24

Ăn dứa nóng hay mát? Có nên ăn nhiều dứa không?

spot_imgspot_img

(Nangdep) Dứa là loại quả phố biến trong mùa hè. Được coi là một trong những loại quả đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Với mùi thơm, hương vị tươi ngon, dứa là được sử dụng trong rất nhiều món ăn và thức uống. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết việc ăn dứa nóng hay mát và có nên ăn nhiều dứa không. Hôm nay, Lorca Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu xem ăn dứa nóng hay mát, chúng ta cùng điểm qua một vài lợi ích mà loại quả này mang lại cho sức khỏe:

  • Dứa là loại trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào. Trong đó, vitamin C có tác dụng làm giảm bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Dứa có vị chua, tính bình. Thích hợp để thanh nhiệt, giải độc và trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
  • Ở phần cuống và thịt của quả dứa có chứa chất bromelain, có khả năng tiêu hóa thực phẩm. Dùng dứa sau phẫu thuật giúp giảm viêm, giảm sưng các tế bào bị tổn thương.
  • Dứa chín chứa rất nhiều betacarotene. Đây là loại chất thường có trong các loại quả có màu đỏ, cam, vàng. Chúng có tác dụng trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, cải thiện thị lực, tốt cho mắt.
  • Do chứa nhiều chất xơ, dứa giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Hỗ trợ việc giảm cân.
  • Ngoài ra dứa còn giúp làm giảm các cơn đau khớp, viêm họng.
  • Nước ép lá dứa có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu.

Ăn dứa nóng hay mát?

Khi ăn dứa, nhiều người có cảm giác nóng trong người, nổi mụn, mẩn đỏ,… Do đó, mặc dù dứa có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn phân vân không biết có nên ăn dứa không. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn dứa nóng hay mát bạn nhé.

Dứa có tên gọi khác là thơm hay khóm, có nhiều mắt, thịt quả màu vàng, vị chua ngọt. Loại quả này phát triển vào mùa hè, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nên được sử dụng là một loại thực phẩm giải nhiệt. Có nhiều cách ăn dứa, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố và nhiều món ăn khác.

Dứa có tính bình, giàu vitamin C, chất xơ, vừa giải nhiệt lại làm đẹp da. Các loại khoáng chất mà dứa chứa đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể con người.

Bởi lẽ do loại quả này xuất hiện vào mùa hè nắng nóng, nên bị nhầm lẫn là nguyên nhân gây nóng trong. Thực chất, chúng không hề nóng mà còn rất mát, có tác dụng giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.

Quan tâm: Những thực phẩm người bệnh tim mạch nên ăn và nên tránh

Có nên ăn nhiều dứa không?

Bên cạnh việc quan tâm ăn dứa nóng hay mát, bạn nên lưu ý một số nguy hiểm đối với cơ thể nếu ăn dứa quá nhiều:

  • Bromelain trong dứa có thể gây dị ứng da ở một số người.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại kháng sinh như amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol,… thì không nên ăn dứa. Bởi dứa sẽ làm tăng sự hấp thụ các chất kháng sinh, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng.
  • Ăn dứa quá nhiều khiến cơ thể bị ngộ độc chất bromelain. Bạn có thể bị phát ban, tiêu chảy, buồn nôn, nặng hơn là bị dị ứng dứa.
  • Nhiều người có thói quen ăn cả phần lõi dứa. Tuy nhiên trong lõi dứa có chất gây búi xơ ruột, khi ăn dứa nên loại bỏ phần này.
  • Chỉ ăn dứa khi dứa đã chín vàng. Dứa xanh thường gây ra những kích ứng liên quan tới cuống họng và hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi ăn dứa

Ăn dứa tốt cho sức khỏe, không gây nóng trong, tuy nhiên không được ăn quá nhiều. Thêm một vài lưu ý về việc ăn dứa cho bạn:

  • Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa. Dứa có chứa chất gây kích thích co bóp tử cung, nếu thai phụ ăn nhiều có thể bị đau bụng, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non.
  • Dứa chứa nhiều đường, ăn nhiều dứa không tốt cho những người bị cao huyết áp, tiểu đường.
  • Khi đói, tuyệt đối không được ăn dứa. Enzyme phân hủy trong dứa rất mạnh, ăn dứa khi đói sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
  • Không kết hợp dứa với mật ong. Sự kết hợp này sẽ tạo khí trong dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Dứa mọc sát đất nên dễ là môi trường cư trú của nấm. Chọn dứa lưu ý không chọn những quả bị dập nát, bởi chúng có khả năng cao bị nhiễm nấm, dễ bị mề đay, ngộ độc.
  • Trước khi ăn ngâm qua dứa với nước muối sẽ làm giảm tình trạng rát lưỡi.
spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám