Danh mục bài viết
Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng môi khô, nứt nẻ.
Thiếu sắt, kẽm và vitamin nhóm B
Thiếu sắt có thể khiến môi khô, nứt nẻ. Ảnh: Boldsky.
Thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến môi sưng phồng, khô và nứt nẻ. Do vậy, nếu đôi môi của bạn gặp những vấn đề trên, hãy bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin B2 như trứng.
Sắt, kẽm và vitamin nhóm B là 3 trong số những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất để các bộ phận trong cơ thể hoạt động bình thường. Vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe đôi môi của bạn.Việc dùng kem dưỡng môi để bảo vệ đôi môi khỏi tác động của thời tiết và môi trường bên ngoài là chưa đủ. Những chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để có một đôi môi mềm mịn.
Mất nước
Khi bị mất nước, hầu như tất cả các chức năng sinh học trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Đôi môi của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Khi cơ thể bị mất nước, đôi môi cũng bị mất nước và khoáng chất và trở nên khô, nứt nẻ, bong tróc.
Những người thường xuyên vận động thể lực hoặc mắc các bệnh như tiểu đường có nguy cơ mất nước cao hơn. Cách duy nhất để bảo vệ làn da và cơ thể trong trường hợp này là uống thật nhiều nước và bổ sung các khoáng chất tự nhiên.
Dị ứng
Môi là bộ phận vô cùng nhạy cảm. Hiện tượng môi khô nứt nẻ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang sử dụng những sản phẩm hoặc tiêu thụ những thực phẩm không phù hợp. Một số loại dược phẩm cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Biểu hiện dị ứng tại khu vực miệng thường xuất hiện đầu tiên trên đôi môi vì chúng rất nhạy cảm, với các dấu hiệu như khô, bong tróc và sưng phồng.
Biểu hiện dị ứng tại khu vực miệng thường xuất hiện đầu tiên trên đôi môi. Ảnh: Brittany Colette/Unsplash
Đôi môi khô nứt có thể là dấu hiệu của bệnh kawasaki – căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong và nên được điều trị càng sớm càng tốt. Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra tình trạng sưng viêm ở các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể và ảnh hưởng tới các hạch bạch huyết.
Bệnh kawasaki
Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể gây ra bệnh tim do các động mạch vành bị yếu và hình thành nên các túi phình động mạch. Căn bệnh này có thể được điều trị qua quá trình xét nghiệm và chăm sóc tại bệnh viện. Đó là lý do vì sao bạn chớ nên xem thường hiện tượng môi khô nứt nẻ ở bản thân và con cái. Một số dấu hiệu khác của bệnh kawasaki là da bị phát ban, sốt, kết mạc mắt bị sưng đỏ, tay chân, lưỡi, họng bị sưng đỏ.
Rối loạn tuyến giáp
Môi khô còn là biểu hiện của bệnh tuyến giáp. Ảnh: Boldsky.
Rối loạn tuyến giáp được xem là một trong những bệnh khó điều trị nhất. Nguyên nhân là nó rất khó được chuẩn đoán chính xác, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu và cũng rất khó điều trị.Tuyến giáp là tuyến có hình cánh bướm ở cổ, đóng vai trò quan trọng để điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Tình trạng suy giáp xuất hiện khi tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone giáp. Những bệnh nhân bị suy giáp nhiều khả năng sẽ bị môi khô và nứt nẻ do lớp da ngoài cùng trở nên dày hơn và khô đi. Hiện tượng môi khô nứt có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn tuyến giáp đã bắt đầu hoặc chuẩn bị xuất hiện.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Môi nứt nẻ, đặc biệt là các vết nứt xuất hiện ở khóe môi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã hoặc chuẩn bị nhiễm nấm âm đạo.
Trong trường hợp này, cần tránh liếm môi và các khu vực xung quanh miệng để ngăn nước bọt làm lây lan thêm các nốt sưng đỏ và các vết nứt sang các vùng khác.
Uống thật nhiều nước và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị sưng đỏ, nứt nẻ môi do nhiễm nấm âm đạo.
Herpes
Những vết mụn rộp, lở loét quanh miệng có thể do nhiễm virus Herpes lây qua đường tình dục. Ảnh: Boldsky.
Đặc biệt, hiện tượng vết loét lạnh – xuất hiện mụn rộp hoặc lở loét xung quanh miệng thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus Herpes. Những vết rộp này thường gây đau đớn và khiến môi bị phồng rộp.Herpes lây lan qua đường tình dục và thường không biểu hiện qua đôi môi khô và nứt. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ trường hợp này nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu trên ở môi.
Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có thể khiến môi khô nứt, xuất hiện các vết phồng rộp. Ảnh: Boldsky.
Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời
Bệnh chốc gây ra do nhiễm khuẩn nông và có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể với các dấu hiệu như mụn mủ, bọng nước. Bệnh này thường biểu hiện ở các khu vực xung quanh mũi và miệng, trên tay và mông. Các nốt mụn thường gây cảm giác ngứa ngáy và việc gãi chỉ càng khiến chúng lây lan nhanh hơn sang các vùng da khác. Tình trạng môi khô nứt nẻ, xuất hiện các nốt đỏ hoặc phồng rộp có thể là triệu chứng của bệnh.
Vào những tháng mùa đông, ánh nắng cùng gió khiến môi thường bị khô và nứt nẻ, đôi khi những vết nứt này còn gây đau đớn. Cách khắc phục trong trường hợp này khá đơn giản, hãy sử dụng một sản phẩm dưỡng môi tốt để ngăn tình trạng khô môi.
Hoàng Minh