23 C
Hanoi
Thứ Hai, 25/11/24

12 tác hại của việc nhịn ăn để giảm cân

spot_imgspot_img

(Nangdep) – Nhiều người chọn cách bỏ bữa để giảm cân mà không nhận ra những nguy hiểm nghiêm trọng của việc nhịn ăn như vậy.

(Nangdep) – Việc nhịn ăn để giảm cân là sai lầm

1. Loét dạ dày

Khi đói, dạ dày luôn co bóp, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày. Đồng thời, khi làm rỗng ruột, các chất cặn bã trong ruột ngày hôm trước không có cơ hội được tống ra ngoài, cuối cùng sẽ kết tụ lại thành sỏi.

2. Mất nước và suy dinh dưỡng

Mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng là mối nguy hiểm rõ ràng nhất của việc nhịn ăn. Cơ thể không thể tự bù nước và sản xuất chất dinh dưỡng mà cần phải bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Nhịn ăn khiến cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động. Khi kéo dài tình trạng này, sức khỏe sẽ gặp nguy hiểm.

Quan tâm: Nhịn ăn gián đoạn có phải là “phép màu” giúp giảm cân?

3. Cuồng ăn

Cơ thể không kịp thích ứng khi nhịn ăn đột ngột sẽ bị mất sức. Khi cơ thể bị thiếu hụt năng lượng trầm trọng do nhịn ăn kéo dài, nó sẽ gửi tín hiệu đến não để “thúc đẩy” bạn nạp vào cơ thể lượng calo cần thiết.

Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không còn nhịn được nữa, ăn nhiều, thậm chí lúc nào cũng cảm thấy đói và ăn không ngừng nghỉ. Điều này có thể dẫn đến chứng cuồng ăn trong thời gian dài khiến bạn tăng cân nhanh chóng và không thể kiểm soát được.

4. Hôi miệng

Hôi miệng cũng là một tác hại của việc nhịn ăn để giảm cân. Nhai quá ngắn và nhịn một hoặc nhiều bữa có thể dẫn đến hôi miệng do nước bọt tiết ra khi ăn để ngăn vi khuẩn gây mùi trong miệng.

Ngoài ra, khi bạn không có đủ carbohydrate, cơ thể sẽ sản sinh ra xeton, có thể dẫn đến hôi miệng. Ngay cả khi bạn đánh răng vào buổi sáng, nhịn ăn vẫn có thể gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài đến buổi trưa.

Viện thẩm mỹ Korea tư vấn miến phí về giảm béo bụng
Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ bữa có thể khiến tế bào gan ngừng phản ứng với insulin. Điều này có nghĩa là gan không nhận được tín hiệu ngừng sản xuất glucose và tiếp tục bơm vào máu. Lượng đường dư thừa này sẽ tích tụ trong máu và lâu dần có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

6. Căng thẳng

Khi bạn bỏ bữa, cơ thể sẽ tiết ra adrenaline và các hormone khác để cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, theo thời gian, căng thẳng gia tăng có thể kéo theo nhiều bệnh như huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

7. Đau đầu và mệt mỏi

Bỏ bữa có thể khiến lượng đường trong máu giảm sút, làm cơ thể tiết ra hormone làm thu hẹp động mạch và tăng huyết áp. Hậu quả là đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu bạn không ăn, cơ thể bạn không nạp đủ năng lượng và bạn cũng có thể bị bất tỉnh.

8. Giảm sút trí nhớ

Bạn có biết rằng chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho chức năng của não? Vì vậy, giảm cân khi bụng đói sẽ khiến cơ thể không đủ chất béo, dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ mà biểu hiện rõ nhất là chứng hay quên.

9. Táo bón

Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn sẽ chỉ khiến cơ thể ít đi tiêu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhịn ăn đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi các chất dinh dưỡng, trong đó có chất xơ. Hậu quả là khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ dẫn đến táo bón, lâu dần bệnh trĩ sẽ tìm đến bạn.

10. Mất ngủ

Khi đói, cơ thể đốt cháy chất béo thay vì glucose để tạo năng lượng. Khi mức insulin giảm xuống, cơ thể sẽ làm việc quá sức và tăng lượng enzyme gọi là orexin, loại enzyme này cung cấp năng lượng tạm thời cho bạn.

Ngoài ra, khi bạn đói, não báo hiệu cơ thể tiết ra quá nhiều adrenaline, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

11. Rụng tóc

Đối với phụ nữ, làn da và mái tóc chính là bí quyết giúp họ đẹp hơn trong mắt mọi người. Tuy nhiên, khi cơ thể đói sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Về cơ bản, tóc được tạo thành từ protein và cần canxi, sắt và các axit béo không bão hòa đơn để khỏe mạnh. Do đó, khi cơ thể bị thiếu các chất này sẽ khiến da đầu bị khô và làm to các nang tóc dẫn đến rụng tóc.

12. Dễ nổi nóng

Những ai cảm thấy chán nản hoặc tức giận vào buổi sáng hãy cố gắng suy nghĩ xem lý do đến từ đâu.

Ngoài yếu tố tâm lý, lý do bỏ bữa sáng còn liên quan đến vấn đề tức giận. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy khi đói, lượng serotonin trong cơ thể giảm xuống, khiến bạn dễ tức giận hoặc khó chịu.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám