Danh mục bài viết
1. Đôi nét liên quan về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm (eczema), là một bệnh lý hay gặp trên da, nhất là đối với trẻ nhỏ hoặc những người sở hữu làn da nhạy cảm. Tuy không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thế nhưng cuộc sống sinh hoạt gắn liền với căn bệnh này chưa bao giờ dễ dàng, có thể khiến người bệnh bị tác động tiêu cực bởi những triệu chứng vô cùng khó chịu.
Tính chất và tiến triển của bệnh được phân loại thành 3 nhóm:
Cấp tính: làn da xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ và mụn nước, chúng có thể phù nề, ứ dịch và kết vảy. Vị trí bị tổn thương hay gặp nhất là vùng mặt (má, trán, cằm), ngoài ra bệnh còn có thể lây lan đến tay, chân hoặc một số vùng da khác trên cơ thể.
Bán cấp: các tổn thương bắt đầu kết vảy và bị thay thế bởi các tổ chức hạt mới, ít phù nề và dịch tiết hơn. Giai đoạn này thường diễn ra trong thời gian ngắn và các triệu chứng biểu hiện cũng khá mờ nhạt.
Mãn tính: vùng tổn thương kết thành những lớp sừng vảy, nổi cộm trên bề mặt da (hay còn gọi là lichen hóa), có thể phân biệt rõ với vùng da lành. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp tự nhiên trên da như khuỷu tay, lòng bàn tay/chân, vùng cổ,…
2. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường gặp từ sớm
Các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ví dụ như viêm da tiếp xúc, dị ứng,… làm người bệnh chủ quan và không đi thăm khám từ sớm. Vì vậy, bạn nên lưu ý những dấu hiệu nghi ngờ sau để chủ động đi thăm khám ngay từ sớm.
Nổi mề đay
Đây là biểu hiện dễ gặp nhất trong hầu hết các bệnh lý viêm nhiễm trên da, bao gồm cả viêm da cơ địa. Bệnh nhân thường bị nổi mề đay trong thời gian kéo dài, dai dẳng, nhất là những vị trí nếp gấp tự nhiên trên cơ thể.
Mẩn đỏ
Khoảng từ 3 – 4 ngày sau khi mắc bệnh, vùng da tổn thương sẽ xuất hiện các vết sưng đỏ và phù nề. Hiện tượng này cũng liên quan đến thói quen gãi hoặc cọ sát của người bệnh lên khu vực bị tổn thương. Việc này còn có thể khiến vết thương chảy dịch, theo tay lây lan đến các vùng da lành khác trên cơ thể.
Kết vảy
Lúc các vết thương bắt đầu khô lại, các tế bào chết kết lại thành vảy và có thể bong ra, để lộ lớp da non nhạy cảm phía bên trong.
3. Lứa tuổi nào có thể mắc viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, ở bất kỳ giới tính nào. Ngoài ra, một số triệu chứng khi mắc bệnh cũng có thể khác nhau do tùy theo lứa tuổi. Cụ thể như:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Độ tuổi trẻ thường hay mắc phải khoảng từ 2 tuần – 2 tuổi, nhất là giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo các biểu hiện tổn thương trên da như tiêu chảy, viêm tai giữa,… Tuy nhiên, trẻ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
Nổi ban đỏ, mụn nước nhỏ, màu đỏ, chảy dịch nhiều, có thể gây thâm nhiễm, sinh mủ, vảy tiết,…
Ban đầu, các vết tổn thương da xuất hiện ở vùng mặt (nhất là trán, má,…) sau đó lan đến cổ, thân mình, bẹn,… có hình như móng ngựa.
Một số trẻ sẽ khi viêm da xuất hiện mủ và vảy tiết là những biểu hiện cho thấy trẻ đã mắc các nhiễm khuẩn thứ phát.
Trẻ em
Trẻ khoảng từ 2 – 3 tuổi hoặc lứa tuổi thiếu niên từ 12 – 20 đều có thể mắc phải viêm da cơ địa. Ngoài ra, nó còn có thể đi kèm theo với một số bệnh lý khác như viêm kết mạc mắt, đục thủy tinh thể,…
Bạn có thể nghi ngờ, liên hệ đến căn bệnh này khi thấy các triệu chứng sau ở trẻ:
Xuất hiện các lớp da dày, nứt nẻ, thâm nhiễm (có mủ) thành từng mảng trên da (còn gọi là hằn cổ trâu).
Hay gặp tại các vị trí tỳ đè, nhiều nếp gấp như đầu gối, khuỷu chân, khuỷu tay,…
Người trưởng thành
Ở thời kỳ trưởng thành, viêm da cơ địa thường đã chuyển biến sang tính chất mạn tính, có thể xuất hiện thêm những bệnh lý khác như sốt, hen phế quản,… Dễ nhận biết bởi những triệu chứng như:
Các mảng tổn thương sừng hóa (hằn cổ trâu) tập trung ở lòng bàn tay/chân, nếp kẽ lớn,…
Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm môi và núm vú.
Quan tâm: Chuyên gia bật mí cách chữa bọng mắt an toàn và hiệu quả
4. Yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này là gì?
Di truyền: đây là yếu tố thường gặp nhất trong những gia đình có người mang căn bệnh này, thì những người thân cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự.
Cơ địa: làn da bạn thiếu độ ẩm, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi một số loại thuốc, thức ăn, thời tiết, hóa chất, động vật,… có thể tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này tiến triển.
Tác nhân bên ngoài: môi trường sống, làm việc, vui chơi,… không được giữ gìn vệ sinh tốt, sẽ giúp các loài vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và gây bệnh trên cơ thể, nhất là làn da của bạn.