22 C
Hanoi
Thứ Tư, 4/12/24

Chuyên gia bật mí cách chữa bọng mắt an toàn và hiệu quả

spot_imgspot_img

(Nangdep) Vùng da xung quanh mắt thường có xu hướng bị nhăn nheo theo thời gian. Mất đi tính đàn hồi ở khu vực này sẽ tạo điều kiện cho các mô mỡ hình thành nên túi phình hay được gọi là bọng mắt. Cách chữa bọng mắt như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Bọng mắt và các triệu chứng thường gặp

Bọng mắt là hiện tượng tích mỡ hoặc sưng nhẹ ở bên dưới mắt. Đây là một hiện tượng khá phổ biến và gặp nhiều ở người lớn tuổi. Theo thời gian các cơ hỗ trợ mi mắt sẽ yếu dần đi, đồng thời mỡ sẽ tích tụ ở mí mắt phía dưới tạo thành bọng mắt. Ngoài mô mỡ thì chất lỏng di chuyển về khu vực này cũng góp phần làm bọng mắt sưng to hơn.

Vì hiện diện ngay vị trí dễ nhìn thấy nhất trên gương mặt nên bọng mắt thường gây mất thẩm mỹ và khiến bạn trông đứng tuổi, mệt mỏi hơn. Tuy nhiên đây hiếm khi là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết một người có bọng mắt:

  • Bọng mắt bị sưng mức độ nhẹ;

  • Quầng thâm quanh mắt;

  • Da có biểu hiện bị chảy xệ.

Nếu kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì đó không đơn thuần chỉ là sự “xuống cấp” về vẻ  bề ngoài mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn:

  • Bọng mắt ngày càng sưng, ngoài ra còn bị đau, ngứa, phát ban hay nổi mẩn đỏ;

  • Ảnh hưởng tới vấn đề thị lực, đau đầu hoặc kích ứng;

  • Bọng mắt liên quan tới bệnh lý về mắt (viêm hốc mắt, lẹo mắt,…).

Đa phần các trường hợp bị bọng mắt thường vô hại và không cần phải can thiệp bằng y tế. Tuy nhiên nếu bọng mắt sưng nặng gây ngứa, đau, dai dẳng và vùng da ở bọng mắt bị đỏ thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Như đã phân tích thì bọng mắt xuất hiện khi các cơ ở mắt mất đi tính đàn hồi và chất béo quanh mắt di chuyển xuống mí mắt dưới rồi tích tụ tại đây. Những yếu tố sau đây sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn:

  • Thiếu ngủ;

  • Lão hóa;

  • Dị ứng;

  • Do di truyền;

  • Hút thuốc lá thường xuyên;

  • Mắc các bệnh lý như bệnh về mắt, bệnh thận, tuyến giáp, viêm da cơ,…;

  • Giữ nước do ăn mặn hoặc sau khi ngủ dậy.

Quan tâm: Tham khảo mẹo chăm sóc da tự nhiên mùa hè

2. Làm thế nào để bọng mắt biến mất?

Hầu hết các trường hợp bị bọng mắt đều không cần điều trị vì không phải là một bệnh lý nghiêm trọng mà chỉ ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ. Để đánh tan bọng mắt và quầng thâm mắt, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn. Nếu tự ti về bọng mắt lớn thì bạn có thể tham khảo áp dụng các phương pháp như sau:

  • Sử dụng thuốc: nếu dị ứng  là nguyên nhân gây nên bọng mắt thì khi đi thăm khám bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống dị ứng và bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định;

  • Điều trị nếp nhăn quanh mắt: một số phương pháp giúp xóa tan nếp nhăn và bọng mắt được áp dụng phổ biến hiện nay đó là dùng tia laser để tái tạo bề mặt da, dùng filler, lột da hóa học, trẻ hóa và làm săn chắc làn da ở khu vực bọng mắt;

  • Phẫu thuật mí mắt: phụ thuộc vào nguyên nhân gây bọng mắt là gì mà bệnh nhân có thể lựa chọn biện pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng của bản thân. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mỡ thừa để bọng mắt giảm đi cảm giác nặng nề, đem lại vẻ đẹp trẻ trung tự nhiên cho đôi mắt. Bên cạnh sửa lại bọng mắt, phẫu thuật mí mắt cũng giúp khắc  phục những tình trạng sau:

  • Loại bỏ da thừa trên mí mắt để cải thiện tầm nhìn;

  • Mí mắt bị phồng hoặc rộng;

  • Da thừa, chùng nhão ở mí mắt dưới;

  • Mí mắt dưới sụp nhiều làm xuất hiện phần màu trắng dưới mống mắt.

Nếu sau khi phẫu thuật mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mắt, khô mắt, đau, bầm tím, sưng và mờ mắt thì cần gặp bác sĩ ngay. Có thể xảy ra một số biến chứng hiếm gặp bao gồm: chảy máu, mất thị giác, nhiễm trùng, trầy xước giác mạc, tổn thương cơ mắt và sụp mí mắt.

3. Phòng ngừa nguy cơ hình thành bọng mắt

Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu hoặc ngăn ngừa sự hình thành bọng mắt hiệu quả:

  • Cai thuốc lá vì đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện bọng mắt;

  • Nên chườm mát vùng bọng mắt bằng khăn sạch nhúng nước mát. Hãy giữ khăn ở hai bên mắt trong khoảng vài phút;

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ít nhất là khoảng từ 6 – 8 tiếng/ngày;

  • Kê gối hơi cao khi ngủ hoặc nâng đầu giường cao lên vài cm. Điều này có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ của chất lỏng xung quanh mắt và giảm quầng thâm;

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng  và dùng thuốc kê đơn theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa;

  • Chăm sóc mắt bằng những loại mỹ phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng dành riêng cho mắt. Các loại kem dưỡng sẽ phát huy công dụng trẻ hóa của mình nhờ những dưỡng chất chứa trong sản phẩm tốt cho sự đàn hồi của da;

  • Nếu chưa thể khắc phục được tình trạng bọng mắt, bạn có thể nhờ cậy tới những loại kem che khuyết điểm để cải thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt;

  • Thực hiện các động tác massage da mặt và đặc biệt là vùng mắt giúp thư giãn, giảm nếp nhăn cho vùng da xung quanh “cửa sổ tâm hồn”.

Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia về vấn đề bọng mắt rất nhiều người gặp phải. Nhìn chung bọng mắt thường không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chúng ta mà phần lớn là chỉ tác động tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Do đó nếu bọng mắt xuất hiện nhưng không kèm theo các dấu hiệu bất thường của bệnh lý thì bạn không cần quá lo lắng mà có thể khắc phục bằng những biện pháp trên. Ngược lại nếu bọng mắt hình thành cùng các dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám