32 C
Hanoi
Thứ Ba, 30/04/24

Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị mụn cóc hiệu quả

Mụn cóc là một vấn đề về da khá phổ biến đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn mụn cóc đều khá vô hại trừ mụn cóc sinh dục nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và gây cảm giác khó chịu.

spot_imgspot_img

Để loại trừ mụn cóc đáng ghét và thoải mái trong hoạt động hằng ngày, bỏ túi ngay những cách điều trị mụn cóc hữu hiệu nhất được gợi ý bởi các chuyên gia và bác sĩ da liễu nhé!

Các nguyên nhân gây ra mụn cóc

Mụn cóc là một khối u sần sùi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến và do virus trong họ papillomavirus ở người (HPV) gây ra. Sự xuất hiện của các loại mụn cóc phụ thuộc vào vị trí của nó trên cơ thể và độ dày của da chẳng hạn mụn cóc Plantar xuất hiện ở tay trong khi mụn cóc Plantar thường có ở chân.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên mụn cóc khá thường xuất hiện tỷ lệ khoảng 3 người thì có 1 trường hợp tuy nhiên ở người lớn tỷ lệ này chỉ khoảng 3-5%. Điều này đã chỉ ra rằng theo thời gian hệ thống miễn dịch của con người đã phát triển để ngăn chặn virus gây ra căn bệnh này tốt hơn. Những người có hệ thống miễn dịch yếu có nhiều khả năng bị mụn cóc.

  • Mụn cóc là một khối u lành tính xuất hiện trên da dưới dạng một vết phồng rộp hoặc chùm súp lơ nhỏ.
  • Các loại mụn cóc bao gồm mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc sắc tố và mụn cóc tay chân.
  • Các chấm đen trong mụn cóc là các mạch máu có thể gây ra chảy máu.
  • Hầu hết các mụn cóc biến mất sau 1 đến 5 năm mà không cần điều trị và thường biến mất nhanh hơn ở trẻ em, tuy nhiên nếu mụn cóc quá lớn hoặc ở những khu vực nhạy cảm thì điều trị là cần thiết.
  • 1/3 trẻ em được ước tính có mụn cóc, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 50% trường hợp hết mụn cóc trong vòng một năm và 70% tiếp theo hết mụn cóc sau 2 năm.
  • Mụn cóc nên được che lại bằng băng dán không thấm nước khi bơi.

Virus HPV gây ra sự tăng trưởng quá mức và nhanh chóng của keratin – loại protein cứng trên lớp trên cùng của da là nguyên nhân chính gây ra mụn cóc. Các chủng HPV khác nhau gây ra mụn cóc khác nhau. Virus gây mụn cóc có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da và qua tiếp xúc từ các vật dụng cá nhân.

Virus có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua:

  • Gãi hoặc chạm vào mụn cóc
  • Cắn móng tay, nếu có mụn cóc quanh móng tay
  • Cạo lông mặt hoặc chân
  • Có làn da ẩm ướt hoặc có vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ví dụ, một người có vết trầy xước hoặc vết thương ở lòng bàn chân có nhiều khả năng xuất hiện mụn cóc nếu đi chân không ở địa điểm như phòng tắm công cộng.

Nguy cơ mắc mụn cóc từ người sang người khá thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra đặc biệt nếu người đó có hệ thống miễn dịch bị tổn thương như những người nhiễm HIV/AIDS hoặc những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật.

Mổ hoặc bán thịt cũng là một nghề nghiệp có nguy cơ mắc mụn cóc cao. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ cho thấy 33% công nhân lò mổ và 34% người bán thịt bán lẻ có mụn cóc trên tay.

Quan tâm: Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Tác hại của mụn cóc gây ra

Mụn cóc có tự biến mất sau một thời gian (thường khoảng vài năm) hoặc bằng cách điều trị đơn giản tại nhà tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để điều trị mụn cóc:

  • Mụn cóc gây đau
  • Mụn cóc dễ chảy máu
  • Ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình
  • Dễ dàng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể
  • Mụn cóc tái phát sau khi điều trị

Xuất hiện ở khu vực dễ dẫn đến va đập và chảy máu liên tục để ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như cạo râu, thể thao, v.v.

Các loại mụn cóc thường gặp

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường có bề mặt cứng, gồ, sần sùi và có thể mọc thành chùm như súp lơ. Mụn cóc thông thường có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào nhưng phổ biến nhất ở đốt ngón tay, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối… Các đốm nhỏ sẫm màu thường được nhìn thấy trong các mụn cóc thông thường là mạch máu đông lại. Chúng được gọi là mụn cóc hạt giống.

Mụn cóc ở chân (Verrucae Plantar)

Mụn cóc Plantar gây đau đớn xuất hiện ở lòng bàn chân, gót chân và ngón chân. Chúng thường phát triển vào da vì trọng lượng của toàn cơ thể chúng ra được dồn hết xuống bản chân nên xuất hiện dưới dạng có một chấm đen trung tâm nhỏ được bao quanh bởi các mô trắng cứng. Mụn cóc Plantar thường rất khó để loại bỏ.

Mụn cóc phẳng (Verruca plana)

Mụn cóc phẳng có hình dáng tròn, phẳng và mịn. Chúng có thể có màu vàng, nâu hoặc màu da, thường xuất hiện phổ biến nhất trên các khu vực da có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng thường mọc theo cụm từ 20 đến 100 mụn nhỏ. Tuy nhiên, trong tất cả các loại mụn cóc đây là loại mụn dễ khỏi nhất, chúng hầu như biến mất mà không cần điều trị.

Mụn cóc mí mắt, cổ và nách (Verruca filiformis)

Mụn cóc Filiform có hình dạng dài và mỏng. Chúng có thể phát triển nhanh chóng trên các vùng mí mắt, cổ và nách.

Mụn cóc sinh dục/Sùi mào gà (Verruca acuminata/Genital warts)

Hầu hết các loại mụn cóc là đều vô hại nhưng một số chủng HPV có thể gây ra mụn cóc trên, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục và những loại mụn cóc sinh dục này nguy hiểm hơn so với mụn cóc thông thường. Với phụ nữ mụn cóc sinh dục có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung, hậu môn và âm hộ. Ở nam giới, ung thư hậu môn và ung thư dương vật cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng một số loại mụn cóc sinh dục. Vì vậy nếu gặp phải loại mụn này bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn chuyên nghiệp.

Những cách điều trị mụn cóc hiệu quả nhất hiện nay

Tất cả các phương pháp điều trị mụn cóc đều được thiết kế để kích thích da và khiến các thế bào chống nhiễm trùng trong cơ thể hoạt động để loại bỏ mụn cóc.

Dùng kem bôi chứa axit salicylic

Hầu hết các loại kem, gel và thuốc bán điều trị mụn cóc không kê đơn đều có chứa axit salicylic.

Tuy nhiên điều quan trọng là phải bảo vệ vùng da xung quanh mụn cóc trước khi áp dụng phương pháp này vì axit salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Đặc biệt chú ý thuốc này không sử dụng cho mặt.

Vì vậy trước khi bôi thuốc trị mụn cóc chứa axit Salicylic bạn cần bôi vaseline (hoặc bất cứ sản phẩm dưỡng da nào chứa petroleum jelly và corn plaster) vào vùng da xung quanh đó để bảo vệ da không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra hãy chú ý một số lời khuyên có thể tăng cường hiệu quả của phương pháp điều trị mụn cóc này:

  • Làm mềm mụn cóc bằng cách chà xát mô chết trên bề mặt mụn cóc hàng tuần bằng đá bọt biển hoặc dụng cụ dũa móng. Hãy đảm bảo rằng đá bọt biển và dụng cụ dũa là hoàn toàn mới và không sử dụng lên bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể hoặc bởi người khác ngoài chính bạn.
  • Trước khi bôi thuốc, bạn nên ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 5 phút.
  • Phương pháp điều trị mụn cóc này thường được sử dụng hàng ngày và kéo dài trong khoảng 3 tháng. Nếu bạn cảm thấy da bị đau, nên ngừng điều trị và tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Liệu pháp áp lạnh

Liệu pháp này sử dụng khí hóa lỏng dùng để đông lạnh thường là nitơ để phun lên mụn cóc nhằm phá huỷ các tế bào. Sau đó bạn sẽ thấy mục cóc phồng rộp lên, cuối cùng bong vảy và rơi ra sau khi điều trị khoảng 1 tuần.

Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và nếu vết mụn cóc của bạn lớn có nghĩa là bạn cần được gây tê cục bộ.

Ngoài nitơ, các hiệu thuốc cũng bán diethyl-ether hoặc propane dạng phun để bệnh nhân có nhu cầu có thể tự thực hiện liệu pháp áp lạnh tại nhà. Khi sử dụng cần tuyệt đối không phun lên mặt và cách tự điều trị tại nhà này cũng ít hiệu quả hơn so với khi các chuyên gia sử dụng khí nitơ điều trị.

Quan tâm: Bật mí các cách xông hơi trị mụn đầu đen hiệu quả

Phẫu thuật

Phẫu thuật không phải là một cách điều trị mụn cóc phổ biến và được ưu tiên bởi chúng có nguy cơ để lại seo trong khi các biện pháp điều trị khác hoặc chờ mụn cóc tự biến mất không hề có nguy cơ này. Bởi vậy chỉ đôi khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì bác sĩ mới gợi ý sử dụng phương pháp này.

Với phương pháp phẫu thuật điều trị mụn cóc, hầu hết các mụn cóc có thể được cạo sạch bằng dao cạo phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên bôi kem bôi tại chỗ ngay cả sau khi loại bỏ mụn cóc, để cải thiện cơ hội làm sạch.

Tiêm Cantharidin

Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn các điều trị mụn cóc sử dụng chất Cantharidin. Đây là một chất hoá học độc, được chiết xuất từ một loài côn trùng là bọ cánh cứng. Bác sĩ sẽ sử dụng chất này lên mụn cóc cần được điều trị và băng nó lại. Phương pháp điều trị mụn cóc này không gây đau nhưng sẽ tạo ra vết phồng rộp không thoải mái. Nó sẽ giúp đẩy mụn cóc lên khỏi da và sau đó bác sĩ sẽ loại bỏ phần mụn cóc chết.

Tiêm kháng nguyên Candida

Hệ thống miễn dịch của con người không nhận thấy sự tồn tại của mụn cóc, nhưng nếu hệ thống này được kích thích cục bộ, một số tế bào miễn dịch được kích hoạt trong khu vực sẽ bắt đầu nhận ra mụn cóc và hành động. Phương pháp điều trị mụn cóc này không để lại sẹo. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể không phù hợp với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Trị mụn cóc dân gian tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị thông thường bao gồm lột hóa chất, phẫu thuật, áp lạnh hay laser… khá tốn kém bạn cũng có thể thử các công thức điều trị mụn cóc từ thiên nhiên tại nhà

Giấm táo

Giấm táo được cho là có tác dụng như axit salicylic. Axit salicylic là một phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến giúp lột da bị nhiễm trùng. Giấm cũng có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp chống lại vi-rút HPV tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng cụ thể của nó với mụn cóc.

Sử dụng giấm táo trị mụn cóc tại nhà bạn trộn giấm táo và nước theo tỷ lệ 2:1. Sau đó ngâm bông vào hỗn hợp này rồi đặt bông lên mụn cóc và dán lại để trong ba đến bốn giờ.

Chú ý phải luôn luôn pha loãng giấm táo với nước bởi nồng độ axit trong giấm táo có thể gây kích ứng và bỏng hóa chất. Ngoài ra, không sử dụng lên trên vết thương hở.

Tỏi

Tỏi từ lâu đã được sử dụng để chữa lành các vấn đề về da như bệnh vẩy nến, sẹo lồi và mề đay. Nó cũng được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus gây ra như mụn cóc. Trong một nghiên cứu năm 2014 người ta đã chứng minh rằng chiết xuất tỏi đã loại bỏ mụn cóc trong vòng bốn tuần. Allicin, thành phần chính của tỏi, có tác dụng vi sinh vật. Nó hoạt động bằng cách tiêu diệt các enzyme trong mầm bệnh gây hại.

Để thực hiện phương pháp điều trị mụn cóc bằng tỏi, hãy nghiền nát 1 tép  tỏi rồi trộn với nước. Thoa hỗn hợp lên mụn cóc và dùng băng dán cá nhân dán lại mụn cóc đó. Lặp lại hàng ngày trong ba đến bốn tuần.

Quan tâm: Tổng hợp các cách trị mụn đầu đen bằng trứng gà hiệu quả

Tinh dầu trà (Tea tree oil)

Tinh dầu trà là một chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác. Các đặc tính chống virus của tinh dầu trà có khả năng giúp loại bỏ mụn cóc hiệu quả.

Một số phương pháp hướng dẫn bạn bôi trực tiếp tinh dầu trà lên mụn cóc, tuy nhiên tinh dầu không pha loãng có thể gây kích ứng da. Vì vậy bạn cần luôn nhớ pha loãng nó. Hãy kết hợp 1 đến 2 giọt tinh dầu trà với 12 giọt dầu nền như dầu hạnh nhân hoặc dầu thầu dầu. Sau đó nhỏ 3 đến 4 giọt hỗn hợp này vào một quả bóng bông phần còn lại đổ vào bình kín rồi bảo quản trong tủ lạnh cho những lần sử dụng tiếp theo. Đặt viên bông trên mụn cóc trong 5 đến 10 phút sau đó bỏ đi. Lặp lại hai hoặc ba lần một ngày.

Sử dụng băng keo

Trong một nghiên cứu, người ta sử dụng một đoạn băng keo có cùng kích thước với mụn cóc dán trực tiếp lên mụn cóc và bóc ra sau 6 ngày. Sau đó, những người tham gia nghiên cứu ngâm mụn cóc của họ vào nước, rồi dùng đá bọt biển hoặc tấm dũa móng chà xát lên mụn cóc rồi hôm sau đó lại bắt đầu thực hiện vòng lặp. Sau 2 tháng thực hiện, 85% trường hợp mụn cóc đã biến mất, thậm chí còn cao hơn so với tỷ lệ 60% thành công khi điều trị mụn cóc bằng liệu pháp áp lạnh. Đây không phải là một phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng, nhưng khá hữu ích cho trẻ em, vì nó không gây đau đớn và an toàn.

Ngoài những cách điều trị mụn cóc đã kể trên còn một số phương pháp điều trị khác khi mụn cóc của bạn không đáp ứng được các phương pháp điều trị tiêu chuẩn:

  • Liệu pháp miễn dịch cố gắng kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chúng tự phá hủy mụn cóc.
  • Bleomycin hoặc Blenoxane có thể được sử dụng để tiêm vào mụn cóc tiêu diệt virus. Bleomycin cũng được sử dụng để điều trị một số loại ung thư.
  • Retinoids, có nguồn gốc từ vitamin A, phá vỡ sự phát triển của tế bào da mụn cóc.
  • Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả trong trường hợp nhiễm trùng.
  • Mụn cóc thông thường, đặc biệt là quanh móng tay và móng chân khó để loại bỏ hoàn toàn hoặc vĩnh viễn. Bởi dù mụn cóc không còn nhưng virus vẫn còn, mụn cóc có thể tái phát.

Phương pháp phòng ngừa mụn cóc

Cách tốt nhất để phòng tránh và tránh tái phát mụn cóc là ngăn ngừa, không tạo điều kiện cho mụn cóc phát sinh:

  • Không chạm vào các vết mụn cóc của mình cũng như của người khác.
  • Không sử dụng khăn hoặc các vật dụng cá nhân của người khác.
  • Không dùng chung giày và vớ với người khác.
  • Không gãi mụn cóc hoặc hột cơm, vì điều này có thể khiến chúng lây lan.
  • Mang dép khi vào phòng tắm và hồ bơi.
  • Che mụn cóc lại bằng một lớp phủ không thấm nước khi bơi, hoặc bằng quần, tất khi tập luyện tại các phòng tập.
  • Không chải đầu hoặc kẹp tóc ở những khu vực có mụn cóc.
  • Khi giũa hoặc cắt móng tay không sử dụng cùng một dụng cụ cho cả móng bị nhiễm bệnh và móng khỏe mạnh.
  • Đừng cắn móng tay nếu mụn cóc ở gần chúng.
  • Giữ tay càng khô càng tốt.
  • Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã có được những thông tin cơ bản nhất về mụn cóc mà mình đang tìm kiếm rồi phải không nào? Từ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân hình thành đến các cách điều trị, đều khá đầy đủ. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn nhé!

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám