35 C
Hanoi
Thứ Ba, 30/04/24

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

spot_imgspot_img

Mụn cóc thường xuất hiện ở tay, chân, tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng lại gây nhiều khó chịu và đánh mất nét đẹp thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc hay được gọi là hột cơm, mụn cơm. Đây là một khối u sần sùi có màu trắng, nhỏ và thường mọc trên da bàn tay hoặc chân, trông. Mụn cóc rất phổ biến do siêu vi trùng, có tên gọi là loại virus Papilloma gây ra.

Mụn cóc được coi như một loại bệnh da liễu thường gặp do virus HPV, xâm nhập vào những vết thương trầy xước bên ngoài và tạo thành những khối u nhỏ, lành tính có bề mặt sần sùi.

Mụn cóc có nhiều loại khác nhau, tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng chúng dễ lây lan và làm mất thẩm mỹ, khiến nhiều người khó chịu. Đây là loại bệnh khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ. Tuy nhiên, trẻ bị mọc mụn cóc cao hơn do tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV ở nghịch đất, cát, móng tay và không đi dép….

Nguyên nhân và triệu chứng của mụn cóc

Nguyên nhân bị mụn cóc

Virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hay vết rách trên da. Khi vào cơ thể, các virus phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da và gây nên mụn cóc.

Hiện có tới hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau, có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da. Trong đó, mụn cóc có những cái tên khác nhau: mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual chỉ xuất hiện nhiều trên lòng bàn chân.

Mụn cóc cóc thể truyền lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh và có thể lây lan từ người này sang người khác.

Quan tâm: Trị mụn đầu đen tận gốc bằng cơm nóng, chị em đã thử chưa?

Triệu chứng của mụn cóc

Khi xuất hiện mụn cóc thường có dấu hiệu:

  • Mụn cóc thường gây khó chịu trên da, đôi khi có thể gây chảy máu nếu xuất hiện ở trên mặt hay đầu.
  • Mụn cóc ở bàn chân thường rộp và sưng lên có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi.
  • Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau. Một số trường hợp có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài.
  • Khi phát triển nhiều sẽ gây đau, chảy máu khi va chạm, và làm khó chịu, mấy thẩm mỹ cần phải điều trị.

Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài ra, nên việc điều trị phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.  Ngoài ra, mụn cóc còn nhiều kiểu dáng khác nhau:

Mụn cóc thông thường

Nếu bạn thấy mụn cóc trên mặt thì nên kiểm tra bàn tay trước tiên, vì virus lây ra có thể từ tay sang mặt thông qua các hành động gãi ngứa hoặc cắn móng tay.

Mụn cóc thường xuất hiện các điểm:

  • Mụn cóc phát triển nhiều nhất ở các ngón tay, xung quanh móng và mu bàn tay.
  • Thường xảy ra ở những vùng da bị xước, chẳng như: do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng.
  • Mụn thường có hình dáng chấm nhỏ màu đen, khi sờ vào thấy sần sùi.

Mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân phát triển thường chủ yếu lòng bàn chân. Có thể phát triển thành cụm dày đặc. Hoặc có mụn phẳng, mọc ẩn ở bên trong, khi đi có cảm giác đau do đi phải mụn cóc ẩn.

Mụn cóc phẳng trên mặt

Mụn cóc phẳng có thể mọc ở bất cứ nơi nào, nhưng đối với trẻ thường bị nổi ngay trên mặt, còn nam giới mọc ở râu còn nữ mọc ở chân. Mụn cóc mọc phẳng thường nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn khác và có khung hướng phát triển với số lượng lớn từ 20 – 100 hạt.

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc dạng sợi mảnh thường là những sợi dài hoặc mập như ngón tay trên da. Thường phát triển trên mặt và xung quanh miệng, mắt, mũi.

Mụn cóc dạng sợi mảnh phát triển rất nhanh, bởi khi virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể thường không thể chống lại virus mụn cóc.

Quan tâm: Bật mí các cách xông hơi trị mụn đầu đen hiệu quả

Những ai thường bị mụn cóc

Bất cứ ai cũng có thể bị mụn cóc mọc trên người, và một số người thường dễ bị nhiễm virus mụn cóc. Đặc biệt là một số trường hợp:

Trẻ em và thanh thiếu niên

Những người thường xuyên cắn móng tay, hay cắt tỉa móng tay bị trầy xước.

Những người có thói quen sinh hoạt đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt như phòng tắm.

Những người có hệ miễn dịch suy yếu

Cách phòng chống mụn cóc hiệu quả

Để tránh được tình trạng mụn cóc xuất hiện, chị em cần phải thực hiện theo các bước sau:

  • Không cắn móng tay, vì mụn cơm thường xuất hiện khi da bị tổn thương, dễ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào da.
  • Chăm sóc da cẩn thận để tránh lây virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những vùng có mụn cóc.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân vì virus có thể lây lan truyền từ vật dụng của người bị mụn cơm.
  • Không nặn mụn, tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn.
  • Tránh đi lại bằng chân trần ở những chỗ có bề mặt ẩm ướt.
  • Luôn giữ chân khô ráo, nếu bàn chân đổ mồ hôi cần đi tất hút ẩm.
  • Tránh làm tổn thương lòng bàn chân và nơi mụn cơm thường xuất hiện và phát triển.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho bản thân, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế xâm nhập và ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cơm để tránh lây lan.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Mụn cóc thường làm mất thẩm mỹ, gây ra khó chịu trên cơ thể và tâm lý bất an, vì thế khi xuất hiện mụn cóc nên liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất.

spot_img
Bài viết mới nhất
spot_img
Bài viết liên quan
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám