Danh mục bài viết
I. 100 gam nho chứa bao nhiêu calo?
Thực sự, nho là loại quả vừa hấp dẫn vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, có hương vị thơm ngon, cung cấp đầy đủ các loại vitamin, nước,… Bởi vậy, nhiều chị em luôn băn khoăn ăn nho khô hoặc xanh có béo không?
Nho mọc theo chùm từ 10 – 200 quả và được chia thành nhiều loại chủ yếu dựa trên màu sắc: Nho xanh, nho đen, đỏ tía,… Từ quả nho bé nhỏ có thể sản xuất ra các loại nước uống, rượu vang, tinh dầu, mật nho.
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g nho chứa 66kcal và hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Đây là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng tốt, cần thiết cho cơ thể.
II. Ăn nho có mập không?
Như đã đề cập ở trên, với hàm lượng 66kcal/100g, nho nằm trong nhóm những loại quả có lượng calo ở ngưỡng trung bình – thấp. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm ăn nho không hề gây béo hay tăng cân.
Mặc dù nho không gây béo nhưng liệu ăn nho có giảm cân không? Ăn nho nhiều có tốt không? Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, nho rất giàu hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Bởi thành phần dinh dưỡng của nho bao gồm: Protein, kali, natri, chất xơ, các loại vitamin A, B..
Như vậy, quả nho cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi, cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong quá nho khá thấp so với các loại thực phẩm khác, đây là một điểm trừ trong chế độ giảm cân.
Thay vào đó, phần vỏ và hạt nho lại chứa các chất tanin, lecithin,… có tác dụng ngăn chặn các tế bào mỡ phát triển và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn có ý định giảm béo bằng nho thì nên ăn cả phần vỏ và hạt.
III. Các mẹo ăn nho giảm cân đơn giản tại nhà
Như đã phân tích ở trên, ăn nho hoàn toàn không làm tăng cân mất kiểm soát. Theo đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách giảm cân bằn nho được nhiều chị em rỉ tai nhau mang lại hiệu quả cao.
3.1 Giảm cân bằng nước ép nho xanh
Trong tất cả các loại nho thì nho xanh có chứa chất xơ và axit amin cao nhất. Vì vậy, bạn nên sử dụng nho xanh làm thành cốc nước ép thơm ngon, thanh nhiệt, đủ dinh dưỡng mà vẫn giúp giảm cân rất tốt.
► Cách làm:
- Rửa sạch nho, giữ nguyên phần vỏ và hạt
- Cho nho và máy ép hoa quả và lọc lấy phần nước
- Có thể cho thêm vài viên đá lạnh để thức uống hấp dẫn hơn
3.2 Uống trà hạt nho giảm béo
Ít ai ngờ rằng hạt nho cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng giảm cân rất tốt. Tuy nhỏ bé nhưng trong hạt nho có chứa các chất ngăn chặn các tế bào mỡ phát triển giúp ổn định cân nặng.
► Cách thực hiện:
- Sau khi ăn, bạn lấy hạt nho đem phơi khô
- Sử dụng 10 – 20 hạt nho cho vào ấm nước đun sôi khoảng 5 phút
- Uống trà hạt nho sau các bữa ăn giúp tiêu hao mỡ thừa nhanh chóng
3.3 Giảm bằng sữa chua nho đen
Sữa chua nho là sự kết hợp hoàn hảo, giúp giảm cân nhanh chóng, đồng thời tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Đặc biệt, sữa chua còn có công dụng giúp làn da căng mịn, hồng hào và trắng sáng. Chỉ cần 2 hộp sữa chua nho mỗi ngày bạn sẽ thấy cân nặng được cải thiện đáng kể.
- Lấy 1 hộp sữa chua không đường đổ ra bát
- Rửa sạch nho đen rồi bổ thành 4 miếng. Chú ý giữ nguyên vỏ, có thể bỏ hạt
- Cho nho vào bát sữa chua trộn đều với nhau
- Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh rồi ăn dần
3.4 Nho khô có giảm cân?
Nhiều người luôn hoài nghi ăn nho khô có béo không? Bởi trong quá tình chế biến, nho khô thường được bổ sung thêm đường. Theo đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng 100g nho khô cung cấp lượng calo gấp 4 lần nho tươi.
Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách nho khô cũng sẽ trở thành nguyên liệu có thể hỗ trợ giảm cân. Chỉ cần bạn ăn nho khô trước bữa ăn trưa với số lượng ít. Đồng thời kết hợp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, lúc này cân nặng của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
Lưu ý, không ăn nho khô vào buổi tối hoặc trước bữa tối và một tuần chỉ ăn 1 – 2 lần để giúp cân nặng của bạn không nằm ngoài tầm kiểm soát.
IV/ Một số lưu ý khi ăn nho
Bên cạnh những thắc mắc ăn nho có giảm cân không? Nhiều người còn quan tâm đến vấn đề bà bầu, trẻ em ăn nho có tốt không? Những ai không nên ăn nhiều nho? Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
4.1 Trường hợp nào không nên ăn nhiều nho?
- Viêm loét dạ dày: Quả nho là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Khi ăn nho, vitamin C sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Tiểu đường: Trong quả nho vẫn có một hàm lượng đường nhất định, vì vậy, khi mắc phải căn bệnh này, bạn cũng không nên ăn nhiều nho.
- Mắc bệnh đường ruột: Nếu ăn quá nhiều nho khiến cơ thể bị dư thừa chất xơ, tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới đường ruột nhưng sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
- Huyết áp cao: Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh huyết áp cao thì cũng không nên ăn nhiều nho. Bởi trong quả nho có chứa một loại hoạt chất làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc, khiến giảm tác dụng điều tri.